Các vi phạm về trình tự, thủ tục có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với động vật rừng bao gồm hành vi:
(1) vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến ĐVHD có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;
(2) Người điều khiển phương tiện, chủ ĐVHD không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền khi kiểm tra phương tiện vận chuyển ĐVHD;
(3) Chủ cơ sở chế biến, mua bán ĐVHD, nuôi động vật không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản;
(4) Chủ cơ sở nuôi ĐVHD không đăng ký hoặc thông báo hoặc không thực hiện ghi chép sổ theo dõi theo quy định của pháp luật.
Vi phạm về trình tự, thủ tục có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với động vật thủy sản là hành vi:
(1) nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký mã số cơ sở nuôi trồng;
(2) hành vi không ghi chép vào sổ theo dõi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
(3) hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
STT Loài bị tác động Cơ sở pháp lý Biện pháp xử lý
4.1 Loài Phụ lục I CITES, Nhóm I NĐ26 và Nhóm IB NĐ06
a) Động vật rừng Điều 24, Nghị định 35 Phạt hành chính từ đến 10 triệu đồng theo 500 nghìn đồng Điều 24, Nghị định 35
b) Loài thủy sản Điều 19, Nghị định 42 Phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo Điều 19, Nghị định 42
4.2 Loài Phụ lục II CITES, Nhóm II NĐ26 và Nhóm IIB NĐ06
a) Động vật rừng Điều 24, Nghị định 35 Phạt hành chính từ đến 10 triệu đồng theo 500 nghìn đồng Điều 24, Nghị định 35
b) Loài thủy sản Điều 19, Nghị định 42 Phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo Điều 19, Nghị định 42
4.3 Loài động vật rừng thông thường Điều 24, Nghị định 35 Phạt hành chính từ đến 10 triệu đồng theo 500 nghìn đồng Điều 24, Nghị định 35