của Chiến tranh Lạnh, nhưng cho rằng chúng đã mất đi giá trị này vào giữa thập niên 60 khi Liên Xô cuối cùng cũng có được khả năng tấn công trả đũa ồ ạt trên lãnh thổ Mỹ. Tôi phản đối ý kiến này và
Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương
suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô rõ ràng đã thể hiện chủ nghĩa dân tộc quá khích ít hơn so với các cường quốc Châu Âu trước năm 1945. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ nghĩa dân tộc giảm mạnh tại Châu Âu, phần nào là do các lực lượng chiếm đóng đã có những bước đi tích cực nhằm loại bỏ nó,47 và cũng bởi những nước Châu Âu, vì không còn tự đảm bảo an ninh của chính mình nữa nên thiếu động lực tiếp tục nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc quá khích để tăng cường sự ủng hộ của nhân dân cho quốc phòng. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là trọng tâm của chính trị Châu Âu đã chuyển sang cho Mỹ và Liên Xô – hai quốc gia, vì những lý do riêng, đã không thể hiện chủ nghĩa dân tộc theo chiều hướng có hại như ở Châu Âu trước đây. Chủ nghĩa dân tộc của mỗi siêu cường cũng không trở nên nguy hiểm trong suốt thời Chiến tranh Lạnh. Phần nào điều này đã phản ánh sự ổn định hơn của trật tự hậu chiến, phát sinh từ trật tự hai cực, sự cân bằng quân sự và vũ khí hạt nhân; với ít kỳ vọng vào chiến tranh, và cũng không siêu cường nào phải đối mặt với nhu cầu huy động dân chúng phục vụ cho chiến tranh. Điều này cũng thể hiện tác dụng thứ hai của vũ khí hạt nhân: chúng đã làm giảm đi tầm quan trọng của quân đội đại chúng trong bảo vệ chủ quyền, do đó xóa bỏ tầm quan trọng của việc cần phải duy trì một lực lượng dân chúng bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc quá khích.
Nguyên nhân của nền hòa bình dài lâu: Những giải thích đối lập
Ý kiến cho rằng trật tự hai cực, sự bình đẳng và vũ khí hạt nhân có vai trò lớn đối với sự ổn định trong 45 năm qua được củng cố thêm nữa bởi sự thiếu vắng những giải thích đối lập mang tính thuyết phục. Hai trong số những lý thuyết phổ biến nhất về hòa bình – thuyết tự do kinh tế và các nền dân chủ yêu hòa bình – đều không phù hợp để giải thích vấn đề này.
Tự do kinh tế, học thuyết cho rằng rằng một trật tự kinh tế tự do củng cố nền hòa bình (sẽ được thảo luận rõ hơn bên dưới), không thể giải thích cho sự ổn định của Châu Âu thời hậu chiến vì có rất ít sự giao lưu kinh tế giữa Liên Xô và phương Tây trong hơn 45 năm qua. Dù cho giao lưu kinh tế giữa Đông và Tây Âu đã tăng lên thì điều đó cũng không có nghĩa rằng toàn Châu Âu đang nằm trong một trật tự kinh tế tự do.