Điều 25 khoản 3 điểm c Nghị định 156/2018/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Policies-on-private-investment-and-private-public-partnership-in-protected-areas_VN (Trang 27 - 28)

28

diện tích được khoán bảo vệ rừng để tăng thêm thu nhập, tạo nguồn sinh kế khác cho cộng đồng ngoài các sản lâm sản ngoài gỗ.

Như đã phân tích ở trên, để phát triển dược liệu ở quy mô lớn dự án cũng sẽ phải sử dụng đất rừng ở quy mô lớn. Đặc biệt đối với các tỉnh có tiềm năng về sâm Ngọc Linh như Quảng Nam cho thuê đất thời hạn tối đa 40 năm đối với dự án trồng sâm Ngọc Linh. Tương tự như vấn đề sử dụng đất đai đã được phân tích đối với mô hình phát triển du lịch sinh thái, đối với lĩnh vực phát triển dược liệu thì các chính sách được xây dựng và ban hành trong thời gian tới cũng cần cân nhắc và làm rõ vấn đề sử dụng đất rừng. Tránh lợi dụng mục tiêu phát triển kinh tế thông qua trồng dược liệu dẫn đến chiếm dụng đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mục đích sử dụng rừng và làm thay đổi quyền chủ sở hữu về đất đai. Các quy định cần nêu rõ việc cho thuê rừng gắn với thuê đất chứ không phải là giao đất như trường hợp tại Kon Tum dưới đây:

Hộp 4. Cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất trồng dược liệu dưới tán rừng tại Kon Tum

Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Quản lý, bảo vệ rừng kếp hợp trồng cây dược liệu Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng theo Quyết định số 17/QĐ-UBND tỉnh Kon Tum ngày 8/1/2018 và được điều chỉnh bởi Quyết định số 644/QĐ-UBND tỉnh Kon Tum ngày 26/6/2018. Theo đó diện tích được điều chỉnh theo QĐ 644 như sau:

“Tổng diện tích dự án là 4.776.44 ha, trong đó

- Diện tích cho thuê rừng gắn với giao đất 4.554.84 ha (diện tích đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên là 1.321,5 ha, diện tích đất rừng phòng hộ là 3.233,34 ha).

- Diện tích cho thuê đất: diện tích đất không có rừng thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất là 221,6 ha.”

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nhu cầu tài chính cho các hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng gia tăng trong khi ngân sách trung ương chưa đủ đáp ứng với nhu cầu thực tế thì huy động đầu tư từ khu vực tư nhân vào thuê môi trường rừng phát triển du lịch hoặc xen canh nuôi trồng thủy sản, dược liệu là một trong những giải pháp tiềm năng tạo thêm nguồn thu cho các BQL rừng đặc dụng và rừng phòng hộ sử dụng để bảo tồn, làm giàu rừng, tạo thêm sinh kế cho cộng đồng. Do đó, cơ chế chính sách để tạo động lực cho các địa phương, các BQL RDD, RPH và sự tham gia của khối tư nhân, cộng đồng vào chuỗi cung – cầu – chia sẻ lợi ích từ môi trường rừng cần phải rõ ràng, cụ thể.

Một phần của tài liệu Policies-on-private-investment-and-private-public-partnership-in-protected-areas_VN (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)