DỨT TÍCH ĐIẾM CỜ BẠC HỎI ĂN THUA

Một phần của tài liệu pham-08-ngan-s (Trang 26 - 52)

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 241

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 243

VIII.5- Tích BÀ LA MÔN CẬU CỦA TRƯỠNG LÃO XÁ LỢI PHẤT

(Sāriputtattherassa mātulabrāhmaṇa vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 106)

“Māse māse sahassena, “Tháng tháng bỏ ngàn vàng,

Yo yajetha sataṃ samaṃ; Tế tự cả trăm năm,

Ekañca bhāvitattānaṃ, Chẳng bằng trong giây lát,

Muhuttamapi pūjaye; Cúng dường bậc tự tu,

Sā yeva pūjanā seyyo Cúng dường vậy tốt hơn,

Yañce vassasataṃ hutaṃ”. Hơn trăm năm tế tự”.

Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết, khi Ngài ngự tại Veḷuvana (Trúc Lâm), đề cập đến thầy Bà la môn là cậu của Trưởng lão Sāriputta (Xá Lợi Phất).

Tương truyền: Trưởng lão đến thăm người cậu và hỏi:

- Nầy thầy Bà la môn, thầy có làm chút ít điều thiện chi không? - Bạch Ngài, tôi có làm.

- Thầy làm điều gì?

- Tháng nào tôi cũng xuất ra hằng ngàn đồng vàng để làm phước, bố thí. - Thầy bố thí cho ai?

- Bạch Ngài, cho nhóm Nigaṇṭha (Ni Kiền Tử). - Mục đích cứu cánh của họ là gì?

- Bạch Ngài, cõi Phạm thiên.

- Đạo này đưa người lên cõi Phạm thiên phải chăng? - Dạ phải, bạch Ngài.

- Ai nói vậy?

- Dạ, bạch Ngài, các thầy A Xà Lê thuyết cho tôi nghe như vậy.

- Thầy không hề biết đường lên cõi Phạm thiên, cả mấy thầy A Xà Lê cũng vậy. Chỉ có mình Đức Bổn Sư biết mà thôi.

Lại đây, thầy Bà la môn, ta sẽ đưa thầy đi nghe pháp thuyết về con đường lên Phạm thiên giới.

Nói rồi Trưởng lão dắt người cậu đến trước Đức Bổn Sư rồi tường trình hết mọi sự và thỉnh cầu Ngài:

- Bạch Ngài, thầy Bà la môn này đã nói như thế, như thế, xin Ngài từ bi hoan hỷ thuyết pháp về con đường lên Phạm thiên giới cho thầy ấy được nghe.

Đức Bổn Sư hỏi lại: “Nầy thầy Bà la môn, thầy có nói như thế không?”. - Dạ thưa có, Ngài Cồ Đàm ạ.

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 244 Nghe vậy, Đức Thế Tôn dạy rằng:

- Nầy thầy Bà la môn, việc thầy đã làm phước bố thí như vậy, dầu thầy có làm liên tục cả trăm năm cũng không bằng trong giây phút thầy có tâm trong sạch nhìn ngắm một vị Thinh Văn của Ta hoặc thầy để bát cúng dường một vá cơm canh đến vị ấy thì sẽ được phước báu còn lớn hơn nhiều.

Nói rồi Đức Bổn Sư thuyết pháp và kết luận bằng bài kệ này:

“Māse māse sahassena, “Mỗi tháng bỏ ra ngàn vàng,

Yo yajetha sataṃ samaṃ, Sắm sanh tế tự đến hàng trăm năm.

Ekañca bhāvitattānaṃ, Không bằng giây phút ân cần,

Muhuttamapi pūjaye”. Cúng dường đến bậc chánh chân tu hành.

Sā yeva pūjanā seyyo Cúng dường đúng cách, phước lành,

Yañce vassasataṃ hutaṃ”. Còn hơn tế vật hi sanh mãn đời”.

CHÚ GIẢI:

Sahassena: bỏ ra ngàn vàng.

Yo yajetha sataṃ samaṃ: người mà hàng tháng xuất ra hàng ngàn đồng để bố thí cho quần chúng ở thời gian suốt cả trăm năm.

Ekañca bhāvitattānaṃ: người nào chỉ một lúc cúng dường đến bậc chân tu đã tiến hóa, thấp nhất là bậc Tu Đà Hườn và cao nhất là bậc Lậu tận đến đứng trước cửa nhà, một vá cơm canh, hoặc vật thực để nuôi mạng sống, hoặc một lá y choàng nhỏ thì còn tốt hơn người khác lo việc tế tự quỷ thần cả trăm năm. Sự cúng dường như vậy thì cao cả, quý báu nhất.

Cuối thời Pháp, thầy Bà la môn đắc Tu Đà Hườn quả. Những người khác cũng đắc Thánh quả, nhất là Tu Đà Hườn.

Dịch Giả Cẩn Đề

Pháp chủ cầu mong độ cậu mình, Thoát vòng tà kiến với vô minh, Dẫn ông đến Phật, nhờ Phật thuyết, Chánh pháp cho ông khởi đức tin. Phật dạy: Dầu ông cúng lửa thần, Trăm năm lo lắng thật chuyên cần, Không bằng một phút giây sùng kính, Các bậc Thinh Văn tu chánh chân!

DỨT TÍCH BÀ LA MÔN CẬU CỦA TRƯỠNG LÃO XÁ LỢI PHẤT

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 246

VIII.6- Tích BÀ LA MÔN CHÁU CỦA TRƯỠNG LÃO XÁ LỢI PHẤT

(Sāriputtattherassa bhāgineyyavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 107)

“Yo ca vassasataṃ jantu, “Dầu trải một trăm năm,

Aggiṃ paricave vane; Thờ lửa tại rừng sâu,

Ekañca bhāvitattānaṃ, Chẳng bằng trong giây lát,

Muhuttamapi pūjaye”. Cúng dường bậc tự tu,

Sā yeva pūjanā seyyo, Cúng dường vậy tốt hơn,

Yañce vassasataṃ hutaṃ”. Hơn trăm năm tế tự”.

Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết, khi Ngài ngự tại Veḷuvana (Trúc Lâm), đề cập đến cháu của Trưởng lão Sāriputta (Xá Lợi Phất).

Trưởng lão cũng đến thăm người cháu và hỏi:

- Nầy thầy Bà la môn, thầy có làm chút ít điều thiện chi không? - Bạch Ngài, có.

- Thầy làm điều gì?

- Tháng tháng tôi giết thịt một con vật để tế lễ giữ gìn lửa thần. - Thầy làm như vậy có ích gì?

- Người ta nói đó là con đường lên Phạm thiên giới. - Ai nói như thế?

- Bạch Ngài, các vị thầy của tôi.

- Thầy đã dốt mà các thầy của thầy lại cũng không biết con đường lên cõi Phạm thiên. Lại đây, chúng ta cùng đi yết kiến Đức Bổn Sư.

Trưởng lão dắt người cháu đến ra mắt Đức Bổn Sư và thuật lại câu chuyện giữa hai cậu cháu, rồi nói:

- Bạch Ngài, xin Ngài hoan hỷ thuyết về con đường lên cõi Phạm thiên cho thầy này nghe.

Đức Bổn Sư hỏi lại:

- Thầy đã nói như thế, phải không? - Dạ phải, bạch Ngài Cồ Đàm. Nghe vậy, Đức Thế Tôn dạy rằng:

- Này thầy Bà la môn, dầu thầy có chăm lo tế tự lửa thần như vậy cả trăm năm đi nữa, sự cúng tế của thầy cũng không bì kịp sự cúng dường đến bậc Thanh Văn của Như Lai, dầu chỉ trong giây lát.

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 247 “Yo ca vassasataṃ jantu, “Trăm năm trọn một kiếp người,

Aggiṃ paricave vane, Rừng sâu thờ lửa, chẳng lơi ngày nào.

Ekañca bhāvitattānaṃ, Không bằng giây phút cần lao,

Muhuttamapi pūjaye”. Cúng dường những bậc tu nào chánh chân.

Sā yeva pūjanā seyyo Cúng dường chân tu một lần,

Yañce vassasataṃ hutaṃ”. Còn hơn tế tự lửa thần trăm năm”.

CHÚ GIẢI:

Jantu: chúng sanh.

Aggiṃ paricare vane: dầu cho tránh khỏi mọi chướng ngại, vào rừng lo tế tự lửa thần ở đó…

Phần sau nên giải thích y như bài kệ trước.

Cuối thời Pháp, thầy Bà la môn đắc Tu Đà Hườn quả. Nhiều người khác cũng đắc Thánh quả, nhất là quả vị Tu Đà Hườn.

Dịch Giả Cẩn Đề

Pháp chủ cũng mong độ cháu trai, Sát sanh hàng tháng cúng thần hoài, Dẫn chàng đến Phật, nhờ Phật thuyết, Chánh Pháp, cho chàng tránh ác lai, Phật dạy: Dầu con cúng lửa thần, Trăm năm lo lắng thật chuyên cần, Không bằng với đức tin chơn chánh, Cúng bậc Thinh Văn chỉ một lần!

DỨT TÍCH BÀ LA MÔN CHÁU CỦA TRƯỠNG LÃO XÁ LỢI PHẤT

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 249

VIII.7- Tích BÀ LA MÔN BẠN CỦA TRƯỠNG LÃO XÁ LỢI PHẤT

(Sāriputtattherassa sahāyakabrāhmaṇa vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 108)

“Yaṅkiñci yiṭṭhañca hutañca loke, “Suốt năm cúng tế vật,

Saṃvaccharaṃ yajetha puññapekkho; Để cầu phước ở đời,

Sabbampi taṃ na catubhāgameti, Không bằng một phần tư,

Abhivādanā ujugatesuseyyo”. Kính lễ bậc chánh trực”.

Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết, khi Ngài ngự tại Veḷuvana (Trúc Lâm), đề cập đến thầy Bà la môn bạn của Trưởng lão Sāriputta (Xá Lợi Phất).

Trưởng lão cũng đến thăm thầy và hỏi:

- Nầy thầy Bà la môn, thầy có làm điều thiện chi không? - Bạch Ngài, có.

- Thầy làm điều gì?

- Tôi đã làm nhiều việc bố thí hy sinh (Yāgaṃ) to tát. Theo truyền thuyết, người ta dứt bỏ nhiều của cải để thực hành việc bố thí hy sinh này.

Trưởng lão cũng tiếp hỏi thêm như trước, rồi dắt người bạn cũ đến yết kiến Đức Thế Tôn, tường trình hết mọi sự cho Ngài nghe rồi thỉnh cầu:

- Bạch Ngài, xin Ngài hoan hỷ thuyết về con đường lên cõi Phạm thiên cho thầy này nghe.

Đức Bổn Sư hỏi lại:

- Nầy thầy Bà la môn, thầy có nói như thế không? - Dạ thưa có.

Nghe vậy, Đức Thế Tôn bảo rằng:

- Này thầy Bà la môn, việc thầy hằng năm làm bố thí trọng thể đến quần chúng trong thế gian, so với việc người phát tâm trong sạch có tác ý thiện, muốn đảnh lễ những Thinh Văn của Ta thì một phần tư giá trị cũng chưa bằng.

Nói rồi, Đức Thế Tôn thuyết pháp và kết luận bằng bài kệ:

“Yaṅkiñci yiṭṭhañca hutañca loke, “Cúng dường, bố thí suốt năm,

Saṃvaccharaṃ yajetha puññapekkho; Công đức chẳng được cao thâm như là.

Sabbampi taṃ na catubhāgameti, Một phần tư được trích ra,

Abhivādanā ujugatesuseyyo”. Từ phước kính lễ các nhà chánh chơn”.

CHÚ GIẢI:

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 250

Yiṭṭhaṃ: sự bố thí trọng đại, nhất là trong những ngày lễ.

Hutaṃ: vật bố thí mà người tích trữ rồi đem ra hậu đãi khách quý, do có đức tin nơi nghiệp quả mà bố thí.

Saṃvaccharaṃ yajetha: sự bố thí với đầy đủ chi tiết kể trên, suốt trong năm trường như vậy, nhưng chỉ bố thí đến quần chúng thế gian, mặc dầu khắp cõi Ta bà.

Puññapekkho: muốn được phước báu.

Ujugatesu: những bậc đã đi trên Thánh đạo, từ bậc thấp nhất là các vị Tu Đà Hườn, đến bậc cao nhất là A La Hán. Đối với những bậc đã nói trên đây, ai có tác ý thiện (Kusalacetanā) do đã phát tâm tịnh tín (Pasannena cittena) muốn cúi mình lễ bái, thì quả phước cao quý gấp bốn lần tất cả mọi việc bố thí thông thường, bởi thế cho nên nói: “Việc kính lễ bậc chánh trực thì quý hơn”.

Cuối thời Pháp, thầy Bà la môn bạn của Trưởng lão Xá Lợi Phất đắc quả Tu Đà Hườn. Nhiều người khác cũng đắc Thánh quả, nhất là Tu Đà Hườn quả.

Dịch Giả Cẩn Đề

Pháp chủ còn mong độ bạn thân, Sát sanh trọng thể cúng thiên thần, Dẫn chàng đến Phật, nhờ Phật thuyết, Chánh pháp, cho chàng biết quả, nhân! Phật dạy, lửa thần, cúng cả năm,

Sát sanh trọng thể chẳng ăn nhằm, Vì không sánh được phần tư phước, Bố thí bần dân, cúng Thánh Tăng.

DỨT TÍCH BÀ LA MÔN BẠN CỦA TRƯỠNG LÃO XÁ LỢI PHẤT

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 252

VIII.8- Tích CẬU BÉ ÍCH THỌ

(Āyuvaḍḍhanakumāravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 109)

“Abhivādanasīlissa, Thường tôn trọng, kính lễ,

Niccaṃ vuḍḍhāpacāyino; Bậc kỳ lão trưởng thượng,

Cattāro dhammā vaḍḍhanti, Bốn Pháp được tăng trưởng:

Āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ”. Thọ, sắc, lạc, sức mạnh”.

Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết, khi Ngài ngự tại xứ Dīghalambika (Đi Khá Lam Bí Cá), ở trong một cái cốc trong rừng (Araññakuṭikā), đề cập đến công tử Dīghāyu (Trường Thọ).

Tương truyền: Có hai vị Bà la môn cư ngụ trong thành Dīghalambika, sau khi xuất gia theo ngoại đạo đã đi ta bà thực hành khổ hạnh (Tapacaranaṃ) trong bốn mươi tám năm. Một trong hai đạo sĩ ấy nghĩ rằng: “Dòng dõi ta sẽ bị tiêu diệt, ta sẽ hoàn tục”.

Thế rồi, đạo sĩ bán hết cho người khác những đồ đạc dụng cụ đạo sĩ của mình làm ra, lấy tiền mua súc vật về nuôi và về sau khá giả, thầy cưới vợ và tạo lập gia đình. Rồi vợ thầy sanh được một đứa con trai.

Vị đạo sĩ kia đã xuất ngoại, mới trở về thành trong mấy ngày. Nghe tin đạo sĩ trở về, thầy Bà la môn dắt cả vợ con đi thăm bạn cũ. Gặp đạo sĩ, thầy trao con cho vợ ẵm để thầy đảnh lễ. Người mẹ cũng trao con cho cha bồng để mình đảnh lễ đạo sĩ. Đạo sĩ chúc phúc cho cả hai vợ chồng được trường thọ. Đến phiên đứa con đảnh lễ thì đạo sĩ làm thinh.

Người cha bèn hỏi đạo sĩ:

- Bạch Ngài, tại sao khi chúng tôi đảnh lễ Ngài chúc chúng tôi được trường thọ. Còn khi đứa nhỏ nầy đảnh lễ Ngài không nói chi cả?

- Nầy thầy Bà la môn, đứa bé nầy sắp lâm đại nạn. - Bạch Ngài, nó sẽ sống được bao lâu?

- Nầy Bà la môn, nó sẽ sống được bảy ngày. - Bạch Ngài, có phép gì tránh khỏi tai nạn chăng? - Sa môn Cồ Đàm biết, thầy hãy đến tìm Ngài mà hỏi. - Đi đến đó tôi sợ đứt Giới hạnh đạo sĩ của mình chăng?

- Nếu thầy có lòng thương tưởng đến con thì đừng quá câu nệ như thế, hãy đi tìm Ngài mà hỏi đi.

Thầy Bà la môn đem cả vợ con đến yết kiến Đức Bổn Sư, sau khi thầy đảnh lễ, Ngài chúc phúc: “Thầy hãy là người trường thọ”. Khi vợ thầy đảnh lễ, Ngài cũng chúc phúc trường thọ, nhưng khi đứa con đảnh lễ, Ngài cũng lặng thinh.

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 253 Thầy Bà la môn hỏi Đức Bổn Sư như đã hỏi đạo sĩ bạn và Đức Bổn Sư cũng đáp lại y như lời đạo sĩ ấy. Người ta nói: Thầy Bà la môn không hiểu thấu trí tuệ Toàn Giác (Sabbaññutaññānaṃ), chỉ căn cứ theo chú thuật của mình mà so sánh, nên nghĩ rằng bậc Toàn Giác cũng không biết được phương pháp nào giúp cho đứa bé thoát khỏi tai họa được.

Thầy Bà la môn hỏi Đức Bổn Sư:

- Bạch Ngài, có phép nào ngăn trở, xa lánh được tai họa chăng? - Nầy Bà la môn có thể có.

- Có thể có phép gì, bạch Ngài?

- Nếu như thầy che rạp trước cửa nhà mình, giữa rạp thầy cho kê một cái ghế dài, vây quanh ghế ấy thầy cho sắp sẵn tám hoặc mười sáu chỗ ngồi, rồi cho thỉnh các Thinh Văn của Ta ngồi lên đó tụng kinh Pāritta liên tục bảy ngày đêm. Nếu thầy làm được như vậy thì sự tai họa đó có thể tiêu tan.

- Ngài Cồ Đàm à, việc che rạp và sắp xếp chỗ ngồi ở nhà tôi, tôi có thể làm được hết. Nhưng làm sao tôi có thể thỉnh được các vị Thinh Văn của Ngài?

- Thầy cứ về lo phần việc của thầy xong, Ta sẽ cho các Thinh Văn của Ta đến. - Lành thay, thưa Ngài Cồ Đàm.

Thầy Bà la môn trở về lo châu tất mọi việc ở trước cửa nhà xong, trở lại bạch với Đức Bổn Sư. Ngài cho các Tỳ khưu đi với thầy đến ngồi lên các chỗ đã soạn sẵn, đứa con trai nhỏ cũng được nằm trên chiếc ghế dài.

Các Tỳ khưu tụng kinh Pāritta suốt cả bảy ngày bảy đêm không gián đoạn. Đến ngày thứ bảy, Đức Bổn Sư đích thân ngự đến. Trong cổng cửa nhà ấy, chư thiên trong khắp cõi Ta bà thế giới vân tập đến đông đặc.

Lúc bấy giờ, có con Dạ xoa tên Avaruddhaka sau mười hai năm hầu hạ, phục dịch Đức Thiên Vương Vessavana(1), đã xin được Ngài ân tứ cho phép bắt đứa nhỏ nầy, kể từ hôm nay cho đến ngày thứ bảy, cho nên nó cũng đến đứng ở đó.

Đức Bổn Sư tuyên bố rằng:

- Nơi cổng nhà nầy, chư thiên nhiều oai lực câu hội đông đảo, chư thiên kém oai lực rút lui ra xa.

Các vị sau nầy không sao tìm được chỗ trống nên phải lui ra xa mười do tuần, con Dạ xoa Avaruddhaka cũng phải ra đứng tuốt ngoài xa.

Suốt đêm ấy, Đức Bổn Sư cũng tụng kinh Pāritta. Qua thời hạn bảy ngày, Avaruddhaka chưa bắt được đứa bé, đến ngày thứ tám khi mặt trời vừa mọc lên, người ta mang đứa bé đến đảnh lễ Đức Thế Tôn. Ngài chúc phúc cho nó được trường thọ. Cha đứa bé hỏi:

- Thưa Đức Cồ Đàm, đứa bé nầy sẽ được trường thọ bao lâu?

1

Tỳ Sa môn, còn gọi là Đa Văn (Kuvera) là Đại Thiên Vương trấn Bắc Châu, cai quản bọn Dạ xoa (Yakkha) T.K.P.M.

Chú giải Kinh Pháp Cú – Quyển 2 Trang 254 - Sống được một trăm hai mươi năm, thầy Bà la môn à!

Do đó, cha mẹ đứa bé đặt tên con là Dīghāyu (Trường Thọ hay Ích Thọ). Theo

Một phần của tài liệu pham-08-ngan-s (Trang 26 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)