Xác thực và định danh với từng vai trò được tin tưởng

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG VIMASS-CA PHẦN V: QUY CHẾ CHỨNG THỰC (Trang 36)

5. ĐẢM BẢO AN NINH AN TOÀN CƠ SỞ VẬT CHẤT, QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ

5.2.3. Xác thực và định danh với từng vai trò được tin tưởng

- Mỗi cán bộ trước khi trở thành người được tin tưởng phải được xác minh nhân thân, nhận dạng và trình độ.

- Cán bộ tham gia với vai trò được tin tưởng trong hệ thống VIMASS-CA được cấp sở hữu riêng một khóa mã dùng cho xác thực định danh và phân quyền vận hành.

5.2.4. Yêu cầu tách nhiệm vụ

- Các nhiệm vụ sau phải tách ra thực hiện: • Thẩm định yêu cầu cấp chứng thư số.

• Thẩm định yêu cầu thu hồi, gia hạn chứng thư số. • Cấp, thu hồi chứng thư số.

• Quản lý thông tin thuê bao. • Đối soát.

• Vận hành hệ thống

5.3. Quản lý cán bộ

- VIMASS-CA yêu cầu các nhân viên thực hiện nhiệm vụ: • Được bổ nhiệm bằng văn bản;

• Phải tuân theo các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng hoặc quy chế tương ứng với vị trí họ đảm nhiệm;

Quy chế chứng thực VIMASS-CA Page 37

• Tuân theo hợp đồng hoặc quy chế về việc không được tiết lộ các thông tin an ninh nhạy cảm hoặc thông tin của người có chứng thư số;

• Không được phân công các nhiệm vụ có thể gây ra xung đột trách nhiệm.

5.3.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

- VIMASS-CA thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ có ghi lại nhật ký đào tạo cho từng cá nhân và hướng tới trách nhiệm cụ thể của mỗi nhân viên. - Nội dung huấn luyện bao gồm: các khái niệm PKI cơ bản; trách nhiệm công

việc; các chính sách và thủ tục an ninh; sử dụng và vận hành các thiết bị phần cứng và phần mềm; xử lý sự cố; các thủ tục duy trì tính liên tục của dịch vụ khi có thảm họa.

- Yêu cầu cán bộ thể hiện được sự tin tưởng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với vai trò và nhiệm vụ đảm trách.

5.3.2. Thủ tục kiểm tra năng lực

- Tất cả cán bộ công tác trong vai trò được tin tưởng được yêu cầu phải qua kiểm tra nghiêm ngặt về lý lịch, thông tin tiền án/ tiền sự (nếu có), sự tin tưởng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.

5.3.3. Yêu cầu đào tạo

- Chương trình đào tạo của VIMASS-CA được thiết kế theo vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi cán bộ và từng nhóm liên quan đến:

• Cơ sở pháp lý về dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. • Trách nhiệm công việc.

• Hiểu biết về PKI.

• Quy chế Chính sách an ninh VIMASS-CA. • Sử dụng và vận hành hệ thống.

• Xử lý và báo cáo sự cố. • Báo cáo về nguy cơ thỏa hiệp. • Quy trình khôi phục sau thảm họa.

5.3.4. Nhu cầu và tần suất đào tạo

- Tổ chức hướng dẫn và đào tạo cho cán bộ mới, các cập nhật, nâng cấp hệ thống.

- VIMASS-CA tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật cho cán bộ của mình trong phạm vi và tần suất hợp lý để đảm bảo rằng cán bộ duy trì mức độ yêu cầu về trình độ để thực hiện trách nhiệm công việc một cách thành thạo và thỏa đáng.

- Đào tạo khắc phục hậu quả được thực thi khi có khuyến cáo và kiến nghị của kiểm tra kiểm toán.

5.3.5. Thứ tự và tần suất luân phiên công việc

- VIMASS-CA không áp dụng.

Quy chế chứng thực VIMASS-CA Page 38

- Trong trường hợp nghỉ ngờ hoặc phát hiện hành động trái phép, VIMASS-CA sẽ có biện pháp thích hợp như đình chỉ và có thể áp dụng lên đến mức chấm dứt công việc.

5.3.7. Yêu cầu đối với nhà thầu

- VIMASS-CA không áp dụng.

5.3.8. Tài liệu cấp cho cán bộ

- Mỗi cán bộ thực hiện một vai trò nhất định sẽ được đào tạo và cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn vận hành, quy định, trách nhiệm và các thủ tục cho từng vai trò, nhiệm vụ để thực thi một cách thành thạo và thỏa đáng.

5.4. Thủ tục kiểm toán ghi log

- VIMASS-CA sẽ duy trì các bản ghi log và lưu trữ thông tin chỉ tiết về các hoạt động của cán bộ vận hành và hệ thống.

5.4.1. Các loại sự kiện được ghi lại

- VIMASS-CA thực hiện ghi lại bằng tay hoặc ghi tự động các sự kiện quan trọng sau:

• Đăng ký và thẩm định đăng ký đề nghị cấp chứng thư số. • Các sự kiện liên quan đến khóa mật mã HSM.

• Các hoạt động liên quan đến cấp và quản lý chứng thư số. • Các sự kiện liên quan đến hoạt động của hệ thống.

• Các hoạt động liên quan đến an ninh hệ thống. • Các hoạt động thu hồi chứng thư số.

• Các hoạt động ra vào phòng hệ thống.

• Các sự kiện sao lưu dữ liệu, dự phòng và phục hồi. - Các sự kiện được ghi gồm các thành phần:

• Ngày, giờ sự kiện.

• Số hiệu, định danh sự kiện và danh tính của người thực hiện. • Phân loại sự kiện.

5.4.2. Tần xuất xử lý bản ghi log

- Việc kiểm tra và xử lý kiểm toán ghi log được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm.

5.4.3. Thời gian duy trì các bản ghi log

- Bản ghi kiểm toán phải được duy trì tại chỗ trước khi lưu trữ tối đa trong thời gian 3 tháng, sau đó được chuyên lưu trữ dự phòng tại CMC IDC - Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Các bản ghi kiểm toán được lưu trữ trong 5 năm.

5.4.4. Bảo vệ bản ghi log

- Các bản ghi kiểm toán được bảo vệ và phân quyền kiểm soát xem, sửa, xóa, hoặc can thiệp.

5.4.5. Quy trình sao lưu dự phòng

- VIMASS-CA thực hiện sao lưu gia tăng hàng ngày các bản ghi kiểm toán và thực hiện các bản sao lưu dự phòng đầy đủ hàng tuần.

Quy chế chứng thực VIMASS-CA Page 39

- Việc ghi log được thực hiện bằng tay và tự động. Dữ liệu ghi log tự động được tạo ra và được ghi lại do hệ thống ứng dụng, hệ thống mạng và hệ điều hành hệ thống. Dữ liệu ghi log bằng tay được thực hiện bởi cán bộ giám sát của VIMASS-CA

5.4.7. Thông báo sự kiện

- Việc ghi log được thực hiện bằng tay và tự động. Dữ liệu ghi log tự động được tạo ra và được ghi lại do hệ thống ứng dụng, hệ thống mạng và hệ điều hành hệ thống. Dữ liệu ghi log bằng tay được thực hiện bởi cán bộ giám sát của VIMASS-CA.

5.4.8. Đánh giá tính dễ tổn thương

- Các sự kiện trong quá trình kiểm tra được ghi lại, vừa để phục vụ kiểm toán, vừa để đánh giá sự gây hại cho hệ thống. Đánh giá lỗ hỗng an ninh được thực hiện hàng ngày và định kỳ hàng tuần, hàng năm.

5.5. Hồ sơ lưu trữ

5.5.1. Các loại hồ sơ được lưu trữ

- VIMASS-CA tổ chức lưu trữ:

• Toàn bộ các bản ghi log kiểm toán.

• Hồ sơ thuê bao (Hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử). • Dữ liệu thẩm định.

• Dữ liệu quản lý chứng thư số: thu hồi, đổi khóa, làm mới …

5.5.2. Thời gian lưu trữ

- Thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật.

5.5.3. Bảo vệ hồ sơ lưu trữ

- Các hồ sơ lưu trữ được bảo vệ và phân quyền kiểm soát xem, sửa, xóa, hoặc can thiệp.

5.5.4. Quy trình sao lưu dự phòng

- VIMASS-CA thực hiện sao lưu gia tăng hàng ngày các bản ghi kiểm toán và thực hiện các bản sao lưu dự phòng đầy đủ hàng tuần.

5.5.5. Quy định về xác định thời gian của hồ sơ

- Toàn bộ hồ sơ có chi tiết thông tin về thời gian.

5.5.6. Lưu trữ (Nội bộ hoặc bên ngoài)

- VIMASS-CA tổ chức lưu trữ nội bộ, trừ trường hợp doanh nghiệp với vai trò là RA.

5.5.7. Thủ tục lấy hồ sơ và kiểm tra thông tin lưu trữ

- Chỉ cán bộ đủ thẩm quyền được phép lấy hồ sơ lưu trữ. Tính toàn vẹn của thông tin phải được xác nhận.

5.5.8. Bảo quản dài hạn

- Tối thiểu là 5 năm và tuân thủ quy định mới nhất của pháp luật.

5.6. Thay đổi khóa

- VIMASS-CA hạn chế việc thay đổi khóa hệ thống, việc thay đổi khóa là hãn hữu hoặc do yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà Nước. Trong trường hợp có yêu cầu, VIMASS-CA mong muốn việc thay đổi khóa hệ thống được thực hiện trước một đến hai năm thời hạn hết hạn của chứng thư số VIMASS-CA.

Quy chế chứng thực VIMASS-CA Page 40

- Việc thay đổi khóa hệ thống sẽ gây ảnh hưởng tới việc đảm bảo dịch vụ liên tục tới thuê bao VIMASS-CA cam kết:

• Sẽ đảm bảo ảnh hưởng là nhỏ nhất tới thuê bao;

• Cung cấp đầy đủ thông tin về kế hoạch thay đổi hợp lý nhất.

5.7. Thảm họa và phục hồi 5.7.1. Xử lý sự cố thảm họa 5.7.1. Xử lý sự cố thảm họa

- VIMASS-CA có trách nhiệm vận hành một kế hoạch khôi phục sự cố và đảm bảo việc giữ duy trì hoạt động kinh doanh. Kế hoạch chi tiết là tài liệu nội bộ không công bố, tuy nhiên sẽ được cung cấp tới những người có trách nhiệm, và được ủy quyền tiến hành kiểm tra an ninh.

- Một hệ thống sao lưu đảm bảo phục hồi nguyên trạng VIMASS-CA được đặt tại CMC IDC - Khu công nghệ cao, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

5.7.2. Tài nguyên máy tính, phần mềm, và /hoặc dữ liệu gặp sự cố

- VIMASS-CA có hệ thống chỉ dẫn chỉ tiết về việc quản lý phục hổi dịch vụ trong các trường hợp có sự cố hỏng hóc về tài nguyên máy tính, phần mềm, hoặc dữ liệu. Các tài liệu này được lưu hành nội bộ.

5.7.3. Thủ tục khi khóa mật mã bị can thiệp

- Trong trường hợp có sự can thiệp vào khóa mật mã của hệ thống, cho dù là bất kỳ lý do gì, các thủ tục triển khai dừng hoạt động đối với khóa mật mã bị can thiệp phải được thực hiện ngay.

- VIMASS-CA phải thu hồi toàn bộ chứng thư số đã phát hành có sử dụng khóa này và đưa ra các thông báo thích hợp. Sau khi làm rõ nguyên nhân dẫn tới việc tiết lộ này, VIMASS-CA có thể:

• Phát hành một cặp khóa mật mã CA mới; • Phát hành lại chứng thư số tới toàn bộ thuê bao.

5.7.4. Khả năng duy trì hoạt động kinh doanh sau thảm họa

- VIMASS-CA có hệ thống dự phòng cách ly về địa lý đảm bảo sẵn sàng phục hồi sau thám họa trong thời gian hợp lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

5.8. Ngừng dịch vụ VIMASS-CA

- Theo quy định của pháp luật.

- Khi không còn hoạt động, VIMASS-CA hoặc RA dùng mọi biện pháp cố gắng thông báo cho thuê bao, người nhận và các đối tượng trước khi dừng hoạt động; chịu các chi phí thông báo; bảo quản dữ liệu lưu trữ và bản ghi của CA; có chính sách trả lại tiền cho thuê bao bị thu hồi trước thời hạn do kế hoạch dừng hoạt động; thực hiện các thủ tục khi chuyển các dịch vụ chứng thực sang cho CA khác.

5.9. Dịch vụ chăm sóc khách hàng

- VIMASS-CA triển khai và duy trì trung tâm chăm sóc khách hàng để đảm bảo chất lượng hỗ trợ và dịch vụ tốt nhất cho thuê bao.

6. ĐẢM BẢO AN TOAN AN NINH KỸ THUẬT HỆ THỐNG 6.1. Tạo và cài đặt cặp khóa 6.1. Tạo và cài đặt cặp khóa

Quy chế chứng thực VIMASS-CA Page 41

- Trường hợp 1: cặp khóa được tạo trên thiết bị PKI Smartcard/Token đạt chuẩn FIPS 140-2 Level 3, được gửi tới hệ thống VIMASS-CA để kiểm tra tính duy nhất trên toàn hệ thống trước khi nạp vào thiết bị .

- Trường hợp 2: cặp khóa được sinh ra từ bên thuê bao theo thỏa thuận của thuê bao và VIMASS-CA, được gửi tới hệ thống VIMASS-CA để kiểm tra tính duy nhất trên toàn hệ thống.

6.1.2. Chuyển giao khóa riêng đến thuê bao

- Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khóa.

- Giải pháp phân phối khóa của VIMASS-CA như sau:

• Trường hợp cặp khóa được tạo bởi bên thuê bao và lưu trong PKI Token: không cần phải gửi khóa bí mật cho thuê bao.

• Trường hợp cặp khóa được tạo trên thiết bị PKI Smartcard/Token do đạt chuẩn FIPS 140-2 Level 3 do Vimass cung cấp: khóa bí mật được lưu trong PKI Smartcard/USB Token. VIMASS-CA chịu trách nhiệm và đảm bảo giao PKI Smartcard/USB Token và mật khẩu sử dụng đến tận tay thuê bao một cách an toàn theo quy trình chuyển giao khóa bí mật:

▪ Mật khẩu sử dụng được tạo ngẫu nhiên cho từng thuê bao.

▪ PKI Smartcard/USB Token và mật khẩu sử dụng được đóng gói và niêm phong trong phong bì của VIMASS-CA

▪ VIMASS-CA sử dụng dịch vụ chuyển đến tận nơi cho thuê bao.

▪ Thuê bao chỉ ký vào biên bản giao nhận khi PKI Smartcard/ USB Token và mật khẩu sử dụng nằm trong phong bì còn niêm phong.

6.1.3. Chuyên giao khóa công khai của thuê bao đến VIMASS-CA

- Khóa công khai được thuê bao gửi cho VIMASS-CA thông qua thông điệp dạng PKCS#10.

- Nếu cặp khóa được tạo bởi VIMASS-CA, việc gửi khóa cho VIMASS-CA là không cần thiết.

6.1.4. Chuyển giao khóa công khai của VIMASS-CA tới bên nhận

- Người nhận có thể tải về khóa công khai của VIMASS-CA và RootCA từ trang web của VIMASS-CA hoặc lấy từ chứng thư số của thuê bao.

6.1.5. Độ lớn của khóa

- Khóa VIMASS-CA: 2048 bit - Khóa thuê bao: 2048 bit

6.1.6. Hệ thống thông số tạo khóa và kiểm tra chất lượng

- Quá trình sinh khóa công khai theo chuẩn PKCS#1, đáp ứng các tiêu chuẩn trong Thông tư số 6/2015/TT-BTTTT ban hành ngày 23/3/2015.

Quy chế chứng thực VIMASS-CA Page 42

- Trường mở rộng về mục đích sử dụng khóa trong chứng thư số của thuê bao do VIMASS-CA cấp quy định về hạn chế các mục đích sử dụng mà thuê bao được áp dụng.

- Cặp khóa ký số được sử dụng để cung cấp tính xác thực, tính toàn vẹn và chống chối bỏ.

- Cặp khóa mã hóa được sử dụng cho mục đích mã hóa dữ liệu, phục vụ bảo mật.

6.2. Kiểm soát và bảo vệ khóa riêng

- VIMASS-CA áp dụng quy trình an ninh đồng bộ nhiều lớp bao gồm kiểm soát cơ sở vật chất hạ tầng hệ thống, hệ thống công nghệ thông tỉn, tiêu chuẩn bảo mật FIPS 140- 2 Level 3 và các thủ tục để đảm bảo an ninh khóa riêng VIMASS-CA.

- Thuê bao được phổ biến và được cung cấp các điều khoản trong hợp đồng để có biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn sự mất mát, tiết lộ, thay đổi, hoặc sử dụng trái phép khóa riêng. Khóa riêng của thuê bao được kiểm soát và bảo vệ theo tiêu chuẩn FIPS 140-2 Level 3.

6.2.1. Tiêu chuẩn đối với mô đun mã hóa

- Bảo mật cho khóa VIMASS-CA và module mã hóa: Sử dụng HSM đạt chuẩn FIPS PUB 140-2 Level 3.

- Bảo mật cho thuê bao và module mã hóa: Sử dụng PKI Smartcard hoặc USB Token đạt chuẩn FIPS 140-2 Level 3.

6.2.2. Cơ chế kiểm soát khóa riêng nhiều người M of N

- Cơ chế kiểm soát khóa bí mật được VIMASS-CA áp dụng là cơ chế chia sẻ mã. Cơ chế này tách dữ liệu kích hoạt khóa bí mật thành N phần khác nhau, các phần này được giữ bởi các đối tượng khác nhau.

- Với mỗi chức năng nhất định, cần có M phần (M nhỏ hơn hoặc bằng N) mã

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG VIMASS-CA PHẦN V: QUY CHẾ CHỨNG THỰC (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)