- Tổng diện tích khu vực quy hoạch bảo tồn: 75,23 ha. - Vị trí:
+ Lô 2, khoảnh 5, Tiểu khu 019 Diện tích: 27,1 ha
48
+ Lô 3; 7, khoảnh 3, Tiểu khu 020 Diện tích: 19,8 ha + Lô 1; 5, khoảnh 3, Tiểu khu 020 Diện tích: 28,33 ha
Lý do lựa chọn: những vị trí được lựa chọn làm khu bảo tồn là những vị trí có mức độ đa dạng sinh học cao. Khu vực đất có rừng bao gồm các loài cây gỗ như tràm, keo lai, bạch đàn, xà cừ, đinh lăng, bình bát,... và các loài thực vật thân thảo như giác, choại, súng, rau muống, bèo,....Khu vực này thường xuyên xuất hiện các loài động vật hoang dã.
- Loài cây: Keo lai, Tràm, Bạch đàn, Xà Cừ, Nhàu, Đinh lăng.
* Keo lai: là cây ưa sáng, mọc nhanh, cành lá dày, tán lá rậm thường xanh, hệ rễ phát triển mạnh, nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm tự nhiên, góp phần cải tạo đất.
Qua thực tế cho thấy Keo lai là cây sinh trưởng tốt trên lập địa U Minh, Cà Mau. Gỗ của Keo lai thẳng, màu vàng, có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt như: sản xuất bột giấy, sản xuất ván dăm, ván MDF, gia công đồ mộc …
* Tràm: là loài cây trồng phổ biến ở các khu vực nhiệt đới trên khắp thế giới và là một loài cây bản địa ở vùng đất Cà Mau. Gỗ Tràm là nguyên liệu gỗ cho ngành xây dựng, trụ mỏ, nguyên liệu giấy sợi và đóng đồ gia dụng, lá Tràm còn dùng để bào chế tinh dầu, phục vụ ngành dược liệu.
* Bạch đàn: là cây gỗ to, cây cao đến 50 - 60m, đường kính có thể đạt 1m, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp.
Bạch đàn được trồng rừng với mục đích là nguyên liệu cho ngành giấy sợi, ván ép và đóng đồ gia dụng. Ngoài ra, lá Bạch đàn còn dùng để bào chế tinh dầu, phục vụ ngành dược liệu.
* Xà Cừ: Cây ưa sáng mọc nhanh, dễ trồng hạt nẩy mầm rất khoẻ, tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Cây tăng trưởng rất nhanh, có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, cây có bộ rễ sâu có thể thích nghi việc chóng chịu điều kiện thiếu nước.
* Đinh lăng: Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền và được gọi là Nhân sâm của người Việt.
- Mục đích quy hoạch khu vực Bảo tồn ĐDSH: + Bảo tồn các loài thực vật rừng, động vật rừng. + Duy trì các nguồn gen.
+ Làm phong phú hệ sinh thái.
* Kế hoạch chuyển đổi dần dần khu vực Bảo tồn ĐDSH sang hệ sinh thái bản địa:
- Khai thác 20% trong 5% khu bảo tồn được phép khai thác với cường độ khai thác thấp.
- Chia nhỏ diện tích khai thác và thời gian khai thác ra làm nhiều đợt.