CHƯƠNG 7 Chọn cây trong rừng
BẠN NÊN BIẾT ĐIỀU GÌ VỀ DÒNG TIỀN? ĐÓ LÀ GÌ? TẠI SAO BẠN CẦN QUAN TÂM? LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU ĐƯỢC?
THẾ NÀO ĐỂ HIỂU ĐƯỢC?
Dòng tiền là một thuật ngữ được các nhà đầu tư định nghĩa rất khác nhau. Dòng tiền mà tôi cho là hữu ích nhất khi phân tích một công ty là thuật ngữ thường được gọi là dòng tiền lưu thông. Trong nhiều trường hợp, khái niệm dòng tiền lưu thông đem lại cho bạn những thông tin hay hơn cả những thông tin từ khái niệm lợi nhuận ròng. Với khái niệm này, bạn sẽ biết thực chất tiền của công ty mỗi năm đang lưu thông như thế nào. Vì thu nhập bằng tiền (khác biệt với doanh thu theo báo cáo) có thể được dùng để thanh toán cho các cổ đông, mua lại cổ phần, trả nợ hay đầu tư cho những cơ hội mới, hay mua lại các công ty khác. Chính vì thế việc nhận biết khả năng thanh toán của công ty là rất quan trọng. Khái niệm này khá đơn giản và bạn có thể có những thông tin mà bạn cần từ: “Báo cáo dòng tiền” có trong tất cả các hồ sơ báo cáo tài chính hàng năm hoặc hàng quý.
Nội dung chính của thuật ngữ này là: Con số lợi nhuận ròng của một công ty (thường được báo cáo là doanh thu tính trên cổ phần) phản ánh doanh thu của công ty phục vụ công tác kế toán. Trong con số này, còn có cả những chi phí không bằng tiền. Trong khi đó, những chi phí bằng tiền không được tính vào lợi nhuận ròng. Cách tính dòng tiền lưu thông được cộng lại vào thu nhập ròng và trừ đi một số chi phí bằng tiền, cách tính này giúp bạn nhìn nhận chính xác con số tiền mặt mà công ty đang sử dụng.
Về cơ bản, những chi phí không bằng tiền là khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình. Khấu hao là chi phí kế toán không bằng tiền được trừ đi từ thu nhập để phân bổ chi phí của các tài sản cố định, như nhà máy, thiết bị so với tuổi thọ của chúng. Ví dụ, sẽ không chính xác nếu bạn trừ vào thu nhập một khoản chi phí là một triệu đô la ngay trong năm bạn chi một triệu đô la để sắm máy móc mới nếu như chúng có thể sử dụng trong 10 năm. Chi phí khoản 100.000 đô la/một năm có lẽ phản ánh tốt hơn về thực tế của các hoạt động giao dịch. Do đó nếu tính chi phí bằng số tiền là một triệu đô la trong năm đầu thì báo cáo thu nhập chỉ thể hiện một khoản chi phí là 100.000 đô la khấu hao của một năm.
Khấu hao vô hình cũng là chi phí không bằng tiền tương tự như khấu hao, điểm khác biệt là chi phí hàng năm tính vào thu nhập thể hiện giá trị giảm dần của tài sản vô hình tính trong một khoảng thời gian nhất định. Tài sản vô hình có tuổi thọ lớn hơn hoặc bằng một năm và không có dạng vật chất. Uy tín kinh doanh chính là dạng phổ biến nhất của tài sản vô hình. Nó thường phát sinh do kết quả của việc mua lại một doanh nghiệp với mức giá lớn hơn tài sản vật chất của công ty. Chi phí trội ra này được đưa vào bản cân đối kế toán với khoản mục là uy tín kinh doanh và được tính khấu hao dần vào thu nhập trong khoảng thời gian không quá 40 năm. Trong nhiều trường hợp với điều kiện khả năng doanh thu của một doanh nghiệp không giảm trong một khoảng thời gian nhất định, thì chi phí khấu hao vô hình mà sẽ được trừ vào thu nhập của công ty chỉ là trên sổ sách kế toán (đó chính là lý do vì sao tôi lại cộng nó vào thu nhập ròng).
Để tính được dòng tiền theo phương thức cơ bản, bạn nên bắt đầu với (1) doanh thu ròng, (2) cộng lại với chi phí khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình, (3) sau đó trừ đi chi phí vốn của công ty. Con số này thường thể hiện chi phí bằng tiền đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị mới. Kết quả cho ra là con số tiền mặt lưu thông trong công ty đó trong năm. Phép tính đó được biểu thị như sau:
Bạn có thể nhận thấy trong ví dụ này dòng tiền lưu thông lớn hơn doanh thu ròng 20%. Nếu trong nhiều năm mà dòng tiền lưu thông lớn hơn nhiều so với thu nhập ròng, thì khi đó để xác định giá trị thật của công ty ta cần dựa vào dòng tiền lưu thông nhiều hơn là dựa vào con số thu nhập ròng (điều đó có nghĩa là công ty sẽ được đánh giá theo phương diện bội số của dòng tiền lưu thông, hơn là bội số thường hay được dùng là bội số của thu nhập hay chỉ số P/E). Ngược lại khi dòng tiền của công ty luôn thấp hơn doanh thu ròng (và không phải do việc mở rộng quy mô công ty cần một chi phí vốn lớn), thì tốt hơn hết nên sử dụng con số dòng tiền lưu thông để định giá.
Có một vài lý do giải thích nguyên nhân vì sao dòng tiền lưu thông của một công ty lại khác với con số thu nhập theo báo cáo. Có một lý do là do khấu hao hữu hình (là khoản chi phí hàng năm dựa trên chi phí khấu hao cộng dồn của tài sản cố định) có thể không phản ánh đúng chi phí hàng năm thực tế cho việc thay thế nhà xưởng và thiết bị. Mỗi năm chi phí dành để thay thế nhà xưởng và thiết bị có thể tăng lên do lạm phát.
Tương tự như vậy, trong một số doanh nghiệp mặc dù nhà xưởng và máy móc chưa bị xuống cấp, nhưng cũng cần liên tục cải thiện cơ sở vật chất để đảm bảo cạnh tranh (ví dụ một cửa hàng hay một khách sạn có thể phải tân trang sớm hơn dự định vì đối thủ cạnh tranh). Cũng có trường hợp khi chi phí khấu hao quá cao nên không phản ánh chính xác chi phí hiện tại. Đôi khi, những tiến bộ về công nghệ cũng góp phần làm giảm chi phí thay thế thiết bị. Trong nhiều trường hợp khác, các thiết bị cũ lại có thể sử dụng lâu hơn thời gian trên bảng tính khấu hao dự trù.
Trong tất cả các trường hợp trên, việc kiểm tra sự khác biệt giữa khấu hao hàng năm (con số dự tính) với chi phí vốn (chi phí bằng tiền theo thực tế) có thể làm cho bạn muốn sử dụng khái niệm dòng tiền hơn là thu nhập. Một khi bạn tính thêm các chi phí không bằng tiền cho khoản khấu hao vô hình thì còn phát sinh nhiều tranh cãi hơn nữa về việc sử dụng dòng tiền lưu thông. Bởi vì khấu hao vô hình là con số kế toán ảo đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh phát đạt, do vậy cần thiết phải cộng thêm các chi phí khấu hao vô hình hàng năm để có được hình ảnh thật về khả năng sinh ra tiền của công ty. Trong những trường hợp khi chi phí khấu hao vô hình hàng năm lớn thì dòng tiền tự do thường là cách tính ưu việt để tránh khả năng thu nhập của một công ty. Bạn có thể hình dung ra điều này với trường hợp một nhóm Đài truyền hình của hệ thống mua hàng tại nhà, mà sau này trở thành Công ty Viễn thông Silver King.
Một điểm cần lưu ý, nữa là khi một công ty tăng trưởng nhanh, nhu cầu chi vốn lớn (dẫn tới dòng tiền giảm) thì đó là một thông tin không tồi. Phần vốn được dùng để duy trì những thiết bị hiện tại cũng là một vấn đề quan trọng. Mặc dù có một số công ty công khai phân tích chi tiết về chi phí để bảo dưỡng thiết bị và chi phí để mở rộng công ty, nhưng thông thường bạn nên gọi điện đến công ty để có được những thông tin này. Trong bất kỳ trường hợp nào thì bản thân khoản chi lớn liên quan tới khoản khấu hao không phải là một nguyên nhân đáng quan tâm nếu như nó có thể là do sự tăng trưởng của kinh doanh mà bạn tin tưởng có thể sẽ tiếp tục thành công.
Tôi sẽ không giới thiệu cho bạn những cuốn sách chỉ nói đến các tình huống đầu tư đặc biệt như đã được trình bày trong cuốn sách này. Tuy nhiên, có một số cuốn sách có thể mang lại cho bạn những thông tin cơ bản hữu ích về thị trường chứng khoán và đầu tư. Tất cả những thông tin này có thể sẽ rất hữu ích khi áp dụng vào các tình huống đầu tư đặc biệt. Do đó, nếu bạn có thời gian và luôn quan tâm đến điều đó, thì đây là một số cuốn mà tôi yêu thích:
* Xin lưu ý các cuốn đánh dấu * đã được Alpha Books mua bản quyền, dịch và xuất bản. David Dremen, Contrarian Investment Strategies: The Next Generation, 1988.
Benjamin Graham, The Intelligent Investor (Nhà đầu tư thông minh), 1986.
Robert Hagstrom, The Warrent Buffett Way: Investment Strategies of The World’s Greatest Investor* (Phong cách đầu tư Warren Buffett: Chiến lược đầu tư của nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới), 1994.
Robert Haugen, The New Finance: The Case Against Effective Markets, 1991.
Peter Lynch và John Rothchild, One Up On Wall Street* (Trên đỉnh phố Wall), 1993 và Beating The Street (Chinh phục Phố Wall), 1994).
Andrew Tobias, The Only Investment Guide You’ll Ever Need, 1996. John Train, The Money Masters, 1994.