ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu FILE_20220322_094314_De thi hoc ki 2 (1) (Trang 44 - 99)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: 45

Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó?

Phải chăng

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.

Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào.

Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng.

Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng.

Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào? Hay là tất cả?… 52

(Dẫn theo http://khotangdanhngon.com) 53

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn sau :

Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó?

Phải chăng

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Em hiểu câu: “Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích” là như thế nào?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (200 chữ) nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của nghị lực trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam qua hai đoạn thơ sau : 64

Ta làm con chim hót

... xao xuyến

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) 67

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

... chốn này

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác) 70

Đề 6 :

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

[...] Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hoá. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là mang ơn.

(Theo http://tin.tuyensinh247.com) 75

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?

Câu 2. Chỉ ra phép liên kết, từ ngữ thực hiện phép liên kết và thành phần phụ chú có

trong hai câu văn sau : Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hoá. Ở ta,

từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người

Câu 3. “Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ.” Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Câu 4. Theo em, có phải lúc nào cũng cần phải nói lời cảm ơn ? (viết 3 - 5 câu)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (200 chữ) nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của lời cảm ơn trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : 83

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

………….

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác) 93

ĐÁP ÁN

Đề 1 :

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản: nghị luận.

Câu 2. Nội dung chính của văn đoạn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm. Từ đó, bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3.

– Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập; cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…).

– Tác dụng: việc sử dụng phép so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.

Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Bàn về lòng hiếu thảo Tham khảo dàn ý sau :

* Mở đoạn :

- Nêu vấn đề cần bàn luận: lòng hiếu thảo. (Hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta).

* Thân đoạn :

+ Hiếu thảo là gì ?(0,25 điểm)

- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ - Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả

+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào? (0,25 điểm)

- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ

- Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.

- Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.

- Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên.

+ Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ? (0,5 điểm)

- Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta - Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội

- Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người - Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng

- Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn - Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo

- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình

Một phần của tài liệu FILE_20220322_094314_De thi hoc ki 2 (1) (Trang 44 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w