Khái quát về trang trại nơi thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại mô hình trang trại nuôi lợn của ông phan thanh long, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 38)

3.1.2.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại qua các năm

+ Mô tả quá trình hình thành và phát triển của trang trại qua các nămẦ.

+ Mô tả quy mô và những kết quả đạt được của trang trại qua các năm Ao cá Ao cá Ao cá Ao sinh học 28 Bioga Ao

Trạm biến áp Nhà điều hành Nhà ở công nhân C ổ ng Kho thuốc N. s át Bể nước C4 Kho cám C ổ ng Ao

Hình 3.1: Sơ đồ trang trại

3.1.2.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển của trang trại

* Những điểm mạnh :

+ Việc xây dựng mô hình trang trại công nghiệp đóng góp lớn trong việc nâng cao hiệu quả khai thác, đầu tư sử dụng đất trống, đất phá hoang, đồi núi trọc, đầm, hồ, ao, bãi bồi ven sôngẦ . Đồng thời mô hình sản xuất nông, lâm, thủy hải sản theo hướng chuyên canh bước đầu đã có hiệu quả đáng kể. Với việc kết hợp thâm cạnh với chế biến, thương mai và dịch vụ, các hàng hóa nông sản, hải sản làm ra có giá trị rất lớn về kinh tế.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khắch bằng cách ban hành các chắnh sách đất đai, thuế, lao động, khoa học, đầu tư, tắn dụng, ẦĐiều này đã làm cho các mô hình trang trại công nghiệp tăng nhanh.

Sự phát triển đó cũng tạo ra nhiều cơ hôi việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như tăng thêm nguồn nông sản

hàng hóa. Nhiều trang trại với quy mô lớn đã sản xuất và đáp ứng nguồn giống, tạo ra nguồn cung cho các cơ sơ chế biến. Đồng thời nhiều sản phẩm chất lượng cao được sản xuất nhằm phục vụ xuất khẩu.

* Những điểm yếu :

+Mô hình trang trại công nghiệp đã nhiều bước tăng trưởng nổi bật. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần sớm được khắc phục, đó là

Các trang trại đa số sử dụng lao động trong gia đình. Một số trang trại có thuê lao động nhýng vẫn chýa đáp ứng nhu cầu công việc.

Vốn đầu tư là vốn vay của cộng đồng, tổ chức như Hội nông dân, Hội phụ nữ,Ầ Vốn vay ngân hàng và tổ chức tắn dụng vẫn chiếm tỉ trọng ắt.

Nhiều địa phương chưa thực hiện tốt việc quy hoạch sản xuất, hệ thống cung ứng nguyên liệu, thị trường, Ầ khiến quá trình tiêu thụ khó khăn.

Việc thiết kế và quy hoạch trang trại thiếu hợp lý khiến cho chuồng trại kiểu cũ rất khó khi ứng dụng công nghệ tiên tiến dù có tốn tiến mua các sản phẩm hiện đại.

Dù đã áp dụng tiến tiến của khoa học Ờ kỹ thuật vào sản xuất nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Chất lượng sản phẩm chưa tốt, sản phẩm làm ra có những lúc rất khó tiêu thụ ngoài thị trường.

Những cơ hội:

+ Những năm qua kinh tế trang trại phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng nhiều trang trại được xây dựng. Tắnh đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 3.192 trang trại, gia trại. Nhiều trang trại, gia trại đã áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như: chăn nuôi an toàn sinh học, trồng rau, hoa cao cấp trong nhà lưới; trồng trọt, chăn nuôi theo hướng VietGapẦ tạo việc làm cho 3.600 lao động, thu nhập bình quân đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân của một trang trại đạt hơn 1,8 tỷ đồng/năm. Có thể nói, kinh tế trang trại, gia trại đã từng bước phát huy được lợi thế, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

* Những thách thức :

+Bên cạnh những kết quả đạt được, việc nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh như: Đất của các trang trại chủ yếu là đất thuê và nhận khoán nhưng vẫn chưa được thuê lâu dài nên các chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư vốn và khó khăn trong vay vốn ngân hàng để phát triển; các trang trại còn thiếu vốn để đầu tư mua sắm máy móc, vật tư, con giống; một số chủ trang trại cṇ hạn chế về năng lực quản lư và trang thiết bị phục vụ sản xuất; việc bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch cṇ lạc hậu, vv́vậy, nhiều sản phẩm năng suất thấp, giá thành bấp bênh, chất lượng không ổn định, khả năng cạnh tranh yếu. Ngoài ra, hầu hết các gia trại đều có quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, chưa có sự bao tiêu sản phẩm giữa các trang trại, gia trại, chưa tạo được những đầu mối lớn và tập trung trong tiêu thụ sản phẩm.

3.1.2.3. Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động của trang trại

Công ty CP Việt Nam

Chủ trang trại Kỹ sư

Quản lý Công nhân

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021)

Trang trại khi tham gia vào chăn nuôi gia công cần phải có diện tắch phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh của trang trại cũng như của Công ty.

Trang trại chăn nuôi gia công ký hợp đồng với Công ty CP Việt Nam nên toàn bộ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chữa bệnh đều được Công ty cung cấp. Lợn con giống được nhập trực tiếp giống tốt từ Công ty CP Việt Nam, sẽ được chuyển vào chuồng nuôi của trang trại. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất chuồng thì toàn bộ nguồn cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty, kỹ thuật chăm sóc tuân thủ đúng kỹ thuật và có kỹ sư của Công ty luôn theo dõi trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn và chất lượng lợn của trang trại luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó công ty cũng chịu trách nhiệm thu mua lợn của trang trại khi đến giai đoạn xuất chuồng.

Ưu điểm của mô hình tổ chức trang trại nuôi lợn gia công:

+ Liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa trang trại với Công ty CP Việt Nam theo chuỗi giá trị sẽ giúp sản xuất ổn định, bền vững và hạn chế rủi ro.

+ Công tác tổ chức và quản lý hoạt động của trang trại khoa học, đảm bảo tắnh hệ thống và logic, cẩn thận chu đáo từ những việc nhỏ nhất để kiểm soát dịch bệnh và đạt mục tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Cách sắp xếp tổ chức lao động có kế hoạch cụ thể, đảm bảo tắnh hợp

lý để đạt năng suất lao động cao nhất.

+ Các hoạt động và vấn đề phát sinh hàng ngày tại trang trại đều được ghi chép bởi kỹ sư và quản lý, báo cáo chủ trang trại hoặc Công ty khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại mô hình trang trại nuôi lợn của ông phan thanh long, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 38)