31 Là những Nghiệp tạo tác với tâm thiện ở cõi dục nên trả quả ở sáu cõi trờ

Một phần của tài liệu Sơ nét tìm hiểu về Nghiệp (2020) Kamma - Karma (Trang 31)

3. Phân loại Nghiệp theo bộ Vi Diệu Pháp Yếu Nghĩa.

31 Là những Nghiệp tạo tác với tâm thiện ở cõi dục nên trả quả ở sáu cõi trờ

Là những Nghiệp tạo tác với tâm thiện ở cõi dục nên trả quả ở sáu cõi trời dục giới, ở đó được hưởng đời sống an lạc dưới hình thức chư thiên, hoặc trả quả làm người được sống hạnh phúc. Những Nghiệp này là phóng sanh, bố thí, tiết dục, chân thật, nói hòa hợp, nói ái ngữ, nói hữu ích, không tham, không sân và chánh kiến.

3) Sắc giới thiện nghiệp (Rūpāvacara-kusala-kamma):

Là những Nghiệp thiện thuộc các bậc thiền định hữu sắc, như những người đắc từ sơ thiền đến tứ thiền hữu sắc, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được hưởng quả trong mười sáu cõi sắc giới thiên. Ở đó phạm chúng sống rất an tịnh, tạm thời không bị các nhân tham, sân và si chi phối.

4) Vô sắc giới thiện nghiệp (Arūpāvacara-kusala-kamma):

Là những thiện Nghiệp thuộc các bậc thiền định vô sắc, như những người đắc thiền không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, sau khi lìa cõi dục được sinh lên bốn cõi vô sắc giới thiên, trong đó đời sống rất vi tế, thanh tịnh và tự tại, các vị chư thiên ở đó sống rất lâu nhưng đến khi quả báo không còn hiệu lực, họ cũng phải trở lại dục giới chịu những quả vui khổ họ đã tạo trước kia.

Như vậy Nghiệp là một định luật nhân quả công bằng, trong đó có tự do và trách nhiệm, khác hẳn với thuyết định mệnh cho rằng con người phải chịu số phận mà tạo hoá đã định sẵn, họ không có quyền tự do quyết định vận mệnh của mình. Và dĩ nhiên như thế con người không cần phải chịu trách nhiệm về mọi hành động cá nhân, vì trách nhiệm đó đã có Trời Đất gánh vác.

Xem thêm

Một phần của tài liệu Sơ nét tìm hiểu về Nghiệp (2020) Kamma - Karma (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)