Những mặt đạt đượcvà nguyên nhân

Một phần của tài liệu SỨ MỆNH LỊCH sử của GIAI cấp CÔNG NHÂN và LIÊN hệ đến VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ của GIAI cấp CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa đất nước (Trang 25 - 29)

- Thứ nhất, trong nhiều năm qua việc nước ta chú trọng phát triển công nghiệp, đặc biệt các ngành công nghiệp mũi nhọn đã tạo điều kiện cho cho GCCN tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành nghề.

Trước đổi mới, trong điều kiện nền kinh tế khép kín, vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, giai cấp công nhân nước ta ít về số lượng, tương đối thuần nhất. Trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã tạo bước chuyển quan trọng đối với cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, đã hình thành và phát triển nhanh thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đã tạo ra sự chuyển biến trong cơ cấu lực lượng lao động xã hội, làm cholực lượng công nhân - lao động công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu: “công nhân nước ta đang tiếp tục tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu theo ngành nghề và thành phần kinh tế. Trong đó, số công nhân trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn”25. Số liệu thống kê cho thấy, nếu trước 1986, nước ta có khoảng 3,38 triệu công nhân, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội; thì đến cuối 2015 tăng lên 12.856,9 nghìn người, chiếm 14,01% dân số và 23,81% lực lượng lao động xã hội. Trong đó, có 1.371,6 nghìn công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước (chiếm 10,67%); 7.712,2 nghìn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 59,99%); 3.772,7 nghìn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 29,34%)26.

Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang vận động theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là đẩy mạnh phát

25ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.29

triển các ngành dịch vụ. Với cơ cấu kinh tế như vậy, xuất hiện ngày càng đông bộ phận công nhân làm việc trong các ngành dịch vụ. Hiện nay, cơ cấu giai cấp công nhân nước ta trong các ngành kinh tế là: ngành công nghiệp chiếm 46,1%; ngành xây dựng chiếm 15%; thương mại, dịch vụ chiếm 25,9%; vận tải chiếm 4,7%; các ngành khác chiếm 8,3%.27

- Thứ hai, với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào phát triển kinh tế, đã tạo nhiều việc làm cho GCCN, mức lương, đời sống tinh thần vật chất được cải thiện.

Trong những năm qua, nhờ những cải cách thể chế để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Số lượng công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Nếu như năm 1995 chỉ có gần 210 nghìn lao động, thì đến năm 2015 là gần 3,8 triệu lao động, chiếm khoảng 29,34% tổng số lao động trong các doanh nghiệp28. Với lộ trình hội nhập hiện nay, trong thời gian tới, việc làm cho công nhân sẽ tiếp tục tăng nhanh, nhất là ở những ngành nghề đòi hỏi trình độ lao động kỹ thuật cao.

Thu nhập và đời sống của công nhân không ngừng được cải thiện. Nếu như năm 2005, thu nhập bình quân của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.810 nghìn đồng/tháng, thì đến năm 2015 tăng lên 7.502 nghìn đồng/tháng. Thu nhập bình quân của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là 10, 448 nghìn đồng/tháng29.

Trong hội nhập quốc tế, các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao độngđược thiết lập sẽ tạo điều kiện cho lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Theo số liệu của Bộ Lao động -

27Xem Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2017, tr.279-284 28Xem Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2017.

29Xem Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2005, 2013, 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006, 2014, 2017.

Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng hơn 600 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn lao động cùng ngành nghề trong nước.

- Thứ ba, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều đầu tư, chủ yếu về tài chính, công nghệ khoa học để cải thiện điều kiện làm việc; mở các lớp đào tạo, mời các chuyên gia nước ngoài để tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho GCCN.

Quá trình hội nhập quốc tế đã tiếp nhận những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất, làm cho nền kinh tế nước ta đang chuyển biến nhanh theo hướng CNH, HĐH. Điều đó tạo động lực để giai cấp công nhân nước ta ngày càng phát triển cao về trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Kết quả thống kê cho thấy, nếu so với năm 2005, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 12,5% tổng số lao động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6% và đến 2016 tăng lên 20,6%30. Nếu phân theo ngành nghề, tỷ lệ công nhân được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực khai khoáng tăng từ 33,3% năm 2010 lên 50,4% năm 2016; lĩnh vực công nghiệp chế biến tăng từ 13,4% năm 2010 lên 18,5% năm 2016; lĩnh vực xây dựng tăng từ 12,6% năm 2010 lên 14,0% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ vận tải tăng từ 33,6% năm 2010 lên 55,2% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng từ 79,3% năm 2010 lên 83,1% năm 201631.

- Thứ tư, với những chính sách đãi ngộ tốt như cung cấp nhà ở, hỗ trợ chi phí đi lại,

thiết bị công nghệ,…cho công nhân trình độ cao dẫn đến việc giảm được công nhân giản đơn, công nhân tri thức tăng lên đáp ứng đầy đủ yêu cầu CNH, HĐH đất nước, dù số lượng công nhân tri thức chưa thật sự nhiều những đây là một chuyển biến tích cực.

Trình độ của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao đã từng bước “hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức”32. Đây là bộ phận đóng vai trò

30Xem Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2017.

31Xem Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2005, 2013, 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006, 2014, 2017.

quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập; góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm giữ vững sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

- Thứ năm, Công đoàn các cấp đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, tổ chức nhiều phong trào thi đua bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; tích cực, chủ động và thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho GCCN.

Quyền lợi, phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngày càng được chú trọng. Các cấp công đoàn đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đề xuất và tổ chức các hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho đoàn viên như: “Mái ấm Công đoàn”; “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình”, “Nâng cao chất lượng bữa ăn ca”; “ Phúc lợi đoàn viên”, xây dựng các thiết chế công đoàn, tham gia tháo gỡ những vấn đề bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hoá, chăm sóc sức khỏe… cho công nhân; tham mưu, tổ chức để lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm hỏi, tặng quà công nhân, người lao động khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán và tổ chức gặp gỡ, đối thoại hàng năm giữa Thủ tướng Chính phủ với công nhân.

Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động có bước đổi mới, sử dụng hiệu quả mạng xã hội trong truyền thông công đoàn. Phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động được triển khai rộng khắp. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, đề xuất mới phong trào “Tham mưu giỏi, Phục vụ tốt”, “Đổi mới, Sáng tạo, Hiệu quả trong hoạt động Công đoàn”, phát động cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”. 5 năm qua, đã có hơn 1 triệu sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp sản xuất với tổng giá trị làm lợi hơn 198 nghìn tỷ đồng. Các phong trào thi đua, gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thúc đẩy nhiều sáng kiến, sáng tạo, tinh thần lao động quên mình, đóng góp thiết thực vào những thành quả quan trọng mà đất nước đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Công đoàn tiếp tục khẳng định vai trò tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám

32ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.44

sát, phản biện xã hội; tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động chấp hành chủ trương, chính sánh, pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu SỨ MỆNH LỊCH sử của GIAI cấp CÔNG NHÂN và LIÊN hệ đến VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ của GIAI cấp CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa đất nước (Trang 25 - 29)