Một số hạn chế của bài viết:

Một phần của tài liệu Môn tài chính công ty (Trang 25 - 28)

Việc áp dụng mô hình CAPM đòi hỏi phải ước lượng được hệ số beta của cổ phiếu từ số liệu lịch sử chuỗi thời gian về giá cổ phiếu Công ty và chỉ số cổ phiếu thị trường. Việc tính beta cho các Công ty ở Việt Nam nói chung có thể bị thiếu chính xác do các yếu tố sau:

- Chỉ số VN- Index thiếu tính đại diện cho danh mục thị trường.

- Không có số liệu về giá cổ phiếu của một Công ty nếu Công ty đó không niêm yết trên sàn giao dịch chính thức hay giá giao dịch trên thị trường OTC không được công bố.

- Một số Công ty niêm yết nhưng thời gian niêm yết không đủ lớn thì bộ số liệu chuỗi thời gian cũng không đủ để ước lượng hệ số beta.

- Giao dịch cổ phiếu diễn ra không liên tục và biến động giá bị giới hạn bởi quy định về biên độ cũng làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của bộ số liệu.

- Các dự báo về dòng tiền hoạt động không chính xác: Có nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập và dòng tiền được dự báo. Dễ thấy nhất là tính không chắc chắn của các dự án về dòng

tiền hoạt động trong năm nay và năm sau, nhưng khó có thể dự báo chính xác cho những năm xa hơn.

- Mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng: Các nhà phân tích thường sử dụng công thức mức chiết khấu R = Rf + (Rm – Rf)., trong đó Rflà lãi suất phi rủi ro, Rm là lợi suất thị trường; hoặc là sử dụng chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của doanh nghiệp như một tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Hai công thức này khá lý thuyết:

+ Đối với giả định về tỷ lệ tăng trưởng, nhiều người thường giả định về tốc độ tăng trưởng liên tục, điều này cũng rất lý thuyết, không phù hợp với thực tế.

+ Mức tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ thay đổi, đôi khi thay đổi rất nhanh qua từng năm. Hiếm khi một DN đạt đến một mức tăng trưởng nào đó và duy trì mức tăng trưởng đó lâu dài.

KẾT LUẬN

Định giá cổ phiếu chính xác phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố ước lượng mang tính chủ quan. Kết quả định giá phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và nguồn số liệu được. Vì vậy, để nâng cao độ chính xác trong quá trình định giá, thông thường cần kết hợp nhiều phương pháp định giá lại với nhau, sau đó so sánh các kết quả với nhau, từ đó xem xét số liệu nào phù hợp nhất để lấy kết quả, hoặc lấy trung bình trọng số kết quả của các phương pháp để tìm được kết quả kỳ vọng.

Do giới hạn về thời gian và khả năng tiếp cận, mà bài viết chỉ đi vào trình bày một phương pháp định giá đối với cổ phiếu PNJ, vì thế sẽ khó tránh khỏi các sai sót, kết quả chưa thực sự chính xác. Tuy nhiên, phần trình bày trên đây cũng phần nào giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về phương pháp định giá cổ phiếu, qua đó làm cơ sở cho người đọc hiểu được phương pháp định giá cổ phiếu, phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư ở hiện tại và tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài chính doanh nghiệp – PGD.TS. Nguyễn Minh Kiều.

- Báo cáo thường niên qua các năm 2016, 2017, 2018 của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. - Các website: http://s.cafef.vn/hose/PNJ-cong-ty-co-phan-vang-bac-da-quy-phu-nhuan.chn https://s.cafef.vn/Lich-su-giao-dich-PNJ-1.chn https://finance.vietstock.vn/PNJ/thong-ke-giao-dich.htm https://finance.vietstock.vn/PNJ/tai-tai-lieu.htm https://hnx.vn/vi-vn/m-tin-tuc-hnx https://mof.gov.vn/webcenter/portal/kbnn https://www.stockbiz.vn/News/2020/1/17/782919/pnj-lai-quy-iv-tang-45-giup-vuot-ke- hoach-nam.aspx http://cafef.vn/but-pha-manh-trong-quy-4-loi-nhuan-sau-thue-pnj-lan-dau-vuot-moc-1000- ty-dong-20200117154304829.chn

Một phần của tài liệu Môn tài chính công ty (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w