5.1. Tiến trình thực nghiệm
Bước 1: Cấp nguồn cho Esp8266 (nối trực tiếp với cổng USB Laptop) và đo nguồn điện.
Bước 2: Nối mạch như sơ đồ nguyên lý.
Bước 3: Tạo tài khoản Firebase và tạo các name mong muốn trong Realtime Database.
Bước 4: Tạo ThingSpeak và tạo 2 biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm trong ThingSpeak. Bước 5: Viết app chương trình trên App Mit Invertor.
Bước 6: Nạp code từ phần mềm IDE cho Esp8266, và bật Wifi cho Esp8266 kết nối.
Bước 7: Kết nối điện thoại với Wifi, sau đó bật app điều khiển trên điện thoại. Bước 8: Thực hiện các yêu cầu điều khiển thiết bị trên app điện thoại.
5.2. Kết quả thực nghiệm
Sau khi cấp nguồn, ta đo được 5V để cấp nguồn cho Esp8266 hoạt động.
Esp8266 kết nối được với Wifi, Esp8266 gửi và nhận được dữ liệu từ các thiết bị và Firebase, ThingSpeak.
Sau khi nạp chương trình và lắp ráp mạch thì các thiết bị được liên kết với nhau và hoạt động theo chương trình ta mong muốn.
Khi điều khiển, Firebase sẽ thay đổi dữ liệu theo yêu cầu trên app.
Khi điều khiển, ThingSpeak sẽ lấy dữ liệu từ Esp8266 để vẽ biểu đồ, sau đó hiển thị trên app.
Cuối cùng, sau khi thực hiện các lệnh điều khiển ta thấy các thiết bị được điều khiển theo các lệnh điều khiển từ app.
5.3. Kết luận thực nghiệm
Lập trình được app android bằng App Mit Invertor, để điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.
Kết nối được sự nhận và gửi giữa Esp8266 và FireBase, Esp8266 và ThingSpeak.
Giám sát được nhiệt độ, độ ẩm và vẽ được biểu đồ.
Điều khiển được tốc độ quạt theo nút được đặt trước hoặc Slider. Cài đặt được thời gian bật tắt thiết bị trong nhà theo thời gian thực. Cảnh báo khí gas bằng hiển thị và chuông báo.