Giai đoạn viết văn bản

Một phần của tài liệu Kỹ Năng Tạo Lập Văn Bản Tiếng Việt (Trang 42 - 43)

Ở giai đoạn này, người viết vận dụng tri thức về văn bản và đoạn văn để lần lượt diễn đạt hệ thống các đề mục thành các phần, các đoạn văn cụ thể. Trong quá trình tạo văn bản cần lưu ý đến cách viết các phần, các đoạn:

Để tạo được một văn bản hoàn chỉnh, khi triển khai, chúng ta cần viết văn bản theo trình tự sau:

a. Viết phần mở bài

Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu đề tài, xác định chủ đề cho nội dung trình bày và xác lập mối quan hệ giữa tác giả với đối tượng giao tiếp. Phần này chỉ rõ hệ thống vấn đề, nội dung vấn đề và phạm vi vấn đề sẽ được bàn đến.

b. Viết phần thân bài

Phần này còn được gọi là phần triển khai. Đây là phần quan trọng nhất của toàn bộ văn bản, nó làm nhiệm vụ phát triển những tư tưởng chủ yếu được vạch ra ở phần Mở bài sao cho đầy đủ, trọn vẹn.

Câu chủ đoạn của các đoạn văn phải ngắn gọn, súc tích. Khi nêu xong chủ đề của đoạn, phải ngắt câu (bằng dấu chấm).

- Các câu thuyết đoạn có thể được viết bằng câu đơn hay câu ghép, và nội dung triển khai phải bám sát chủ đề đã nêu.

- Câu kết đoạn của các đoạn văn phải dựa trên cơ sở sự việc, chi tiết số liệu đã nêu. Cần tránh lối khái quát gò ép, máy móc, khiên cưỡng.

c. Viết phần kết bài

Phần Kết bài có nhiệm vụ khái quát hóa những điều đã trình bày ở phần chính và rút ra kết luận, rút ra bài học liên hệ (nếu có). Về hình thức, nó phải tương ứng với phần Mở bài.

3.1.4. Giai đoạn kiểm tra, hoàn thiện văn bản

Ở giai đoạn này, người viết vừa đọc lại, vừa suy ngẫm xem xét, xác định lỗi sai và sửa chữa, hoàn thiện văn bản. Cụ thể:

a) Kiểm tra các lỗi chính tả; lỗi từ ngữ; lỗi ngữ pháp; lỗi liên kết văn bản.

b) Hoàn thiện và kiểm tra lỗi thể thức văn bản

39

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với các loại văn bản nhất định theo quy định của pháp luật. [7]

Việc hướng dẫn để hoàn thiện và kiểm tra lỗi thể thức văn bản xem chi tiết tại Chương 2 (mục 2.2).

c) Hoàn thiện và kiểm tra lỗi kỹ thuật trình bày văn bản

Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản được soạn thảo trên máy vi tính sử dụng chương trình soạn thảo văn bản và in ra giấy; có thể áp dụng đối với văn bản được soạn thảo bằng phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc đối với văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác.

Việc hướng dẫn để hoàn thiện và kiểm tra lỗi kỹ thuật trình bày văn bản xem chi tiết tại Chương 2 (mục 2.2).

Một phần của tài liệu Kỹ Năng Tạo Lập Văn Bản Tiếng Việt (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)