Một hệ thống cấp phôi, sản phẩm đi vào băng tải, sản phẩm xuất ra được chia đều từng sản phẩm một và các sản phẩm đi ra cách nhau một khoảng thời gian nhất định sao cho phù hợp với năng suất và vận tốc băng tải, đóng vài trò quan trọng cho quá trình bắt đầu của hệ thống.
Một hệ thống cấp phôi hoàn chỉnh phải có đầy đủ các bộ phận sau:
Máng dẫn phôi
Cơ cấu định hướng phôi
Cơ cấu điều chỉnh tốc độ phôi
Cơ cấu bắt – nắm phôi khi gá đặt và tháo chi tiết sau khi gia công
Mỗi thành phần trong hệ thống có chắc năng và nhiệm vụ nhất định được bố trí đồng bộ với nhau theo một thể thống nhất về thời gian và không gian. Các bộ phận này có thể kết hợp với nhau tùy theo đặc điểm về hình dáng, kích thước của phôi để giảm kích thước của hệ thống, làm cho việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp trở nên đơn giản, thuận tiện hơn.
Trong quá trình cấp phôi, định hướng phôi là một vấn đề quan trọng nhất và khó khăn nhất. Hình dáng, kích thước, trọng lượng phôi quyết định khả năng tự định hướng của nó và quyết định phương pháp định hướng của hệ thống cấp phôi. Theo yêu cầu kỹ thuật, phôi là những sản phẩm có hình trụ tròn có hai trục đối xứng, trọng lượng vừa phải nên chỉ cần định hướng một lần. Do đó, sử dụng hệ thống cấp phôi dạng phễu có gắn thêm một phễu nhỏ phụ và một chốt đảo phôi có thể đáp ứng được yêu cầu của hệ thống băng chuyền. Phễu nhỏ phụ và chốt đảo phôi sẽ tránh cho phôi
bị kẹt trong quá trình định hướng
1 - Phễu cố định, 2 – phễu quay, 3 – chốt gạt
Nguyên lý làm việc: phôi được chứa lộn xộn trong phễu cố định 1. Khi hoạt
động, ống quay sẽ quay làm xáo trộn phôi và làm phôi rơi theo đường ống của phễu quay 2 theo trục tâm thẳng đứng đúng hướng yêu cầu. Có thể dùng hệ thống bánh răng côn hộp giảm tốc và động cơ để truyền động cho phễu quay 2.
Hình 3.4: Phễu cấp phôi định hướng bằng ống quay
Ưu điểm:
Định hướng chính xác
Không gây kẹt phôi
Nhược điểm:
Năng suất không cao
Kết cấu phức tạp
Giá thành cao