Mô tả hiện trạng: Mức 1:

Một phần của tài liệu CÔNG tác tự ĐÁNH GIÁ tại TRƯỜNG TIỂU học BẠCH ĐẰNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 27 - 31)

1.1. Mức 1:

a) Đầu năm học, nhà trường tổ chức họp cha mẹ học sinh tại các lớp, mỗi lớp bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 03 thành viên (01 trưởng ban, 01 phó ban và 01 thư ký). Trường tổ chức Đại hội đại biểu Cha mẹ học sinh toàn trường để bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường theo đúng Điều lệ [H4-4.1-01].;

b) Ban đại diện Cha mẹ học sinh của lớp và trường hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ trường tiểu học và Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [H4-4.1-01].

c) Ban đại diện Cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học. Định kỳ 03 lần/năm Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường họp mặt để trao đổi tình hình hoạt động và phổ biến các chủ trương của ngành Giáo dục và Đào tạo [H4-4.1-01]..

1.2. Mức 2:

Ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực hỗ trợ hoạt động dạy và học của nhà trường về khen thưởng, khuyến khích các hoạt động của học sinh cũng như tài trợ vật chất cho các em trên tinh thần tự nguyện một cách hiệu quả, tạo điều kiện tốt trong việc tổ chức các phong trào học tập, hoạt động ngoại khóa cho học sinh [H4-4.1-02]; [H4-4.1-04].

Nhà trường xây dựng kế hoạch, tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tăng cường thêm sự hiểu biết của cha mẹ học sinh về mục tiêu giáo dục tiểu học [H4-4.1-01].

1.3. Mức 3:

Thông qua Đại hội Cha mẹ học sinh đầu năm, nhà trường nêu cụ hoạt động trong năm học của Ban đại diện. Từ đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng Nghị quyết Đại hội, nêu rõ trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường và gia đình đúng theo Điều lệ quy định. Công tác vận động tài trợ được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt nhưng chỉ lan tỏa trong cha mẹ học sinh của trường, chưa có mạnh thường quân ở địa phương và xã hội góp sức, tài trợ [H4-4.1-02]; [H4-4.1-03];

+ Điểm mạnh:

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh đảm bảo đúng theo Điều lệ. Các thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn tích cực, phối hợp nhịp nhàng, ủng hộ nhiệt tình các hoạt động của nhà trường, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

+ Điểm yếu:

Công tác vận động tài trợ được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt nhưng chỉ lan tỏa trong cha mẹ học sinh của trường, chưa có mạnh thường quân ở địa phương và xã hội góp sức, tài trợ.

+ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh.

Trong năm học 2021 - 2022 và các năm học tới, nhà trường triển khai sâu rộng kế hoạch hoạt động trọng tâm của lớp, trường đến từng cha mẹ học sinh, địa phương, xã hội bằng mọi phương tiện thông tin, liên lạc.

+ Tự đánh giá:

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Chỉ báo Đạt/không đạt Chỉ báo Đạt/không đạt Chỉ báo Đạt/không đạt

a ĐẠT a ĐẠT

c ĐẠT c ĐẠT

ĐẠT ĐẠT

Đạt mức 2.

3.5. Viết báo cáo tự đánh giá:

Kết quả, mục tiêu cần đạt

Viết được bảng báo cáo tự đánh giá gồm đầy đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí, đánh giá được mức độ và có cải tiến chất lượng.

Người thực hiện

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, thư ký hội đồng tự đánh giá thực hiện.

Điều kiện thực hiện, kinh phí, phương tiện,

thời gian

Thực hiện ngay tại trường vào ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật.

Kinh phí hỗ trợ theo quy định.

Cách thức thực hiện

- Chủ tịch hội đồng tự đánh giá thu thập đầy đủ các nội dung liên quan đến việc tự đánh giá để viết thành 1 báo cáo với đầy đủ các nội dung.

Phó chủ tịch hội đồng kiểm tra lại bản báo cáo. Thư kí hội đồng kiểm tra lại các nội dung đã tổng hợp.

Kiểm tra danh sách các thành viên. Kết luận về các tiêu chuẩn.

Tổng hợp kết quả tự đánh giá ở các tiêu chuẩn, tiêu chí, mức đạt được.

Ghi nhận chính xác các bảng danh mục mã minh chứng.

Kiểm tra lại báo cáo ( lỗi chính tả, cách trình bày)

Dự kiến khó khăn, rủi ro

- Thất lạc hồ sơ lưu trữ . - Số liệu bị nhầm.

- Đánh giá chưa gắn liền với thực tế.

Biện pháp khắc phục

Lưu thêm bản giấy.

Kiểm lại các số liệu cẩn thận

3.6. Công bố báo cáo tự đánh giá:

Kết quả, mục tiêu cần đạt

- Công bố bảng báo cáo tự đánh giá.

- Lập được 1 bản dự thảo báo cáo tự đánh giá. - Hình thức, nội dung đúng quy định.

Người thực hiện

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, thư ký Hội đồng thực hiện.

- Toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường.

Điều kiện thực hiện, kinh phí, phương tiện,

thời gian

- Thông báo đến tất cả Cán bộ giáo viên, nhân viên, thư mời đại diện chính quyền địa phương, đại diện cha mẹ học sinh, chuyên viên Phòng Giáo dục và gửi kèm dự thảo báo cáo tự đánh giá và phiếu nội dung góp ý để nghiên cứu trước 2 đến 3 ngày.

Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng chủ trì ngày làm việc, chủ tịch công đoàn phụ trách dẫn chương trình:

- Buổi chiều điều chỉnh hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.

- Phó Hiệu trưởng công bố báo cáo tự đánh giá trước toàn thể cán bộ giáo viênnhân viên và khách mời.

Thư ký viết biên bản, kế toán quyết toán kinh phí theo quy định.

Dự kiến khó khăn, rủi ro

-Không hoàn thành bản báo cáo bởi những công việc đột xuất. Khách mời không thể đến dự họp.

Biện pháp khắc phục

- Hiệu trưởng xem xét các nội dung để cử thành viên khác hỗ trợ .

- Hiệu trưởng tư vấn giúp đỡ.

- Gửi thư mời đến các bộ phận thời gian sớm nhất.

Một phần của tài liệu CÔNG tác tự ĐÁNH GIÁ tại TRƯỜNG TIỂU học BẠCH ĐẰNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)