b/ Thuế và các khoản giảm trừ doanh thu
TK 112, 131 TK 112, 131 TK 112, 131 Tiền thưởng hợp đồng
Tiền thưởng hợp đồng
KT cho khách hàng
Kết chuyển cuối tháng
Công ty nên mở Sổ chi tiết để theo dõi tình hình tiêu thụ từng loại hàng hoá và thành phẩm cụ thể:
Hiện nay, khi phản ánh giá vốn hàng bán, cty tính chung cho cả thành phẩm và hàng hoá như vậy là chưa hợp lý do đó việc mở Sổ chi tiết tiêu thụ khắc phục được nhược điểm trên.(Biểu số 38)
Sổ chi tiết tiêu thụ được lập căn cứ vào các hoá đơn chứng từ (hoá đơn GTGT). Cột doanh thu được xác định căn cứ vào giá bán chưa có thuế của từng loại thành phẩm, hàng hoá.
Ý kiến 4
Về chiết khấu bán hàng
Chiết khấu bán hàng được coi như một khoản chi phí và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy cty hạch toán khoản chi phí này vào chi phí bán hàng là không hợp lý. Theo hệ thống kế toán hiện hành, TK 521 - Chiết khấu bán hàng phản ánh khoản chi phí này nên theo tôi cty nên sử dụng TK 521 và hạch toán như sau:
Cùng với việc sử dụng TK 521 kế toán mở Sổ cái TK 521 và phản ánh số chiết khấu cho kế toán vào cuối tháng(Biểu số 39)
Ý kiến 5
Chi phí tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác cho công nhân viên bán hàng ở cửa hàng, cty hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm như vậy là chưa hợp lý. Theo tôi, cty nên đưa khoản chi phí này vào chi phí bán hàng, định khoản sau:
Nợ TK 641
Có TK 334
Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm nhà kho và cửa hàng cty. Chi phí này cần được tập hợp vào chi phí bán hàng định khoản sau:
Nợ TK 641
Có TK 214
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ phần tính cho chi phí bán hàng.
Việc tập hợp chi phí này vào chi phí bán hàng nhằm đảm bảo phù hợp với việc phân loại chi phí theo mục đích, công dụng tức là chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào theo mục đích gì thì thích hợp cho lĩnh vực hoạt động đó. Khoản chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho việc quản lý và tiêu thụ sản phẩm không phục vụ cho mục đích quản lý chung toàn doanh nghiệp thì nên tập hợp vào chi phí bán hàng, đồng thời để đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán tức là tất cả các chi phí được xác định để tính lỗ lãi phải phù hợp doanh thu.
Ý kiến 6
Về phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp xác định kết quả sản xuất
Vì sản phẩm của Xí nghiệp là sản phẩm đơn chiếc, chủng loại đa dạng và phần lớn có giá trị thấp nên việc phân bổ chi phí và xác định kết quả sản xuất đối với từng loại sản phẩm là khó có thể thực hiện được. Do đó, kế toán có thể xác định kết quả sản xuất đối với từng đơn đặt hàng thông qua việc
tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng đơn đặt hàng.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế với Cty Phú Thọ và Sổ nhật ký bán hàng, Sổ chi tiết tiêu thụ xác định được:
- Doanh thu: 71.350.620 - Giá vốn: 65.328.680
Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên Sổ cái các tài khoản xác định: - Tổng chi phí bán hàng tháng 1/2004: 49.185.700đ
- Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 1/2004: 140.704.840đ - Tổng doanh thu tháng 1/2004: 2.485.671.992đ
Phân bổ chi phí bán hàng cho HĐKT với Cty Phú Thọ như sau: 49.185.700 . 71.350.620 = 1.411.864đ
2.485.671.992
Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho HĐKT này:
140.704.840 . 71.350.620 = 4.038.898đ 2.485.671.992
Như vậy ta có thể xác định được kết quả sản xuất của hợp đồng này là:
Kết quả sản xuất = 71.350.620 - 65.328.680 - 1.411.864 - 4.038.898 = 571.178đ
Sau khi xác định kết quả sản xuất cho từng HĐKT cty sẽ có quyết định chính xác, hợp lý về cách thức ký kết và phương hướng sản xuất với từng hợp đồng, từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho cty.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định: sức tiêu thụ hàng hoá là bộ mặt sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp mà gắn liền với nó chính là cách thức tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm hoàn thiện.
Kế toán với chức năng phản ánh, giám đốc và tổ chức thông tin phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán chuyên nghiệp, khoa học và luôn đổi mới sẽ làm nền cho mỗi bước đi của doanh nghiệp; điều này có ý nghĩa rất lớn lao về cả lý luận và thực tiễn.
TULICO là một doanh nghiệp nhỏ, trước sức hút của các thị trường hàng may mặc rộng lớn, TULICO đã phần nào nhận định được những gì mình đã có và thực sự còn thiếu để hội nhập. Công tác tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm của TULICO có thể coi là tạm ổn và khá phù hợp với quy mô, phương thức kinh doanh hiện thời của Công ty, song, nó sẽ sớm bị lỡ nhịp trước tốc độ hội nhập kinh tế nếu không được kịp thời đổi mới.
Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Hưng cùng với sự giúp đỡ của phòng kế toán em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu : ‘Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Sản xuất & Thương mại TuấnLinh.’ Báo cáo gồm 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về công tác kế toán thành phẩm & tiêu thụ thành phẩm
Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán thành phẩm & tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Sản xuất & Thương mại TuấnLinh
Chương 3 : Một số đề xuất nhằm cải tiến công tác kế toán thành phẩm & tiêu thụ thành phẩm với công ty
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Văn Hưng và quý Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này!