Giải pháp chung cho đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 46 - 47)

Một là, tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động và khoa học-công nghệ). Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

Hai là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa hành chính theo cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý ĐTNN giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN.

Ba là, tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước… nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam… Ban hành các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích tư nhân, gồm cả doanh nghiệp ĐTNN tham gia tích cực vào đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

Bốn là, coi trọng và tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ĐTNN nói riêng. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới.

Năm là, tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương; triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại hiện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao

hiệu quả giữa các hoạt động này; kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch./.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w