Huy động sự tham gia trong phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA LAO ÐỘNG TRẺ EM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN (Trang 52 - 55)

Phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả doanh nghiệp cần huy động sự tham gia của trẻ em, gia đình, nhà trường, chính quyền, các chương trình dự án phi chính phủ hay tổ chức thiện nguyện, và huy động chuyên gia nếu cần. Doanh nghiệp cũng cần sự ủng hộ của đội ngũ NLĐ, khách hàng, công đoàn và tổ chức giới sử dụng lao động.

7.1. Tham vấn ý kiến đối tượng chịu ảnh hưởng

Doanh nghiệp cần phối hợp với trẻ em và người chưa thành niên đang lao động, cũng như những em chưa tham gia lao động nhưng ở trong những khu vực, cộng đồng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng từ hoạt động của mình, gia đình các em và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Việc này cần diễn ra khi:

(i) Rà soát đánh giá tình hình ban đầu;

(ii) Giám sát đánh giá hành động của doanh nghiệp và NCC;

(iii) Đánh giá tác động về sau.

7.2. Huy động sự tham gia của gia đình trẻ

Ngoài tiếp xúc tham vấn gia đình trẻ, doanh nghiệp cũng rất cần gia đình trẻ tham gia khi giải quyết các trường hợp vi phạm hoặc có nguy cơ trở thành LĐTE. Cần lưu ý rằng phối hợp với gia đình là điều kiện tiên quyết để giải quyết tận gốc các nguyên nhân dẫn tới LĐTE và đảm bảo vi phạm không tái diễn trong doanh nghiệp, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cũng như nơi khác.

7.3. Phối hợp với các bên liên quan khác

Để đảm bảo hiệu quả doanh nghiệp cần phối hợp với các bên liên quan khác trong quá trình quản lý các rủi ro LĐTE. Đó có thể là nhà trường, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo và dạy nghề tại địa phương khi tạo cơ hội giáo dục đào tạo cho các em. Đó có thể là cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, các cá nhân và tổ chức thiện nguyện tại địa phương khi kết nối các hỗ trợ tín dụng và sinh kế cho gia đình cũng như giám sát các gia đình đã nhận hỗ trợ không cho con em đi làm trở lại. Doanh nghiệp cũng cần sự ủng hộ của đội ngũ NLĐ, công đoàn và tổ chức giới sử dụng lao động, bên giám sát bên ngoài và độc lập để phát hiện các vi phạm và vi phạm mới, thực hiện và chứng minh cho nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE.

7.4. Xem xét tác động với các nhóm dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề ngoài lề

Trong số những trẻ em và người chưa thành niên có thể bị ảnh hưởng, có những em thuộc các nhóm dễ bị tổn thương hoặc gạt ra ngoài lề cao hơn. Đó có thể là trẻ khuyết tật, trẻ dân tộc thiểu số và con em các gia đình lao động nhập cư từ nơi khác. Trẻ em gái cũng thường dễ bị tổn thương hơn trẻ em trai. Cần lưu ý đặc biệt đến những nhóm này khi doanh nghiệp xem xét nguyên nhân và đề ra biện pháp giải quyết, và nên phối hợp với các tổ chức chuyên môn phù hợp.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA LAO ÐỘNG TRẺ EM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)