- Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970 – là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác giả.
2. Cảm nhận hình ảnh người lao động
Những người lao động xuất hiện trong tác phẩm hiện lên vẻ đẹp hăng say lao động, tràn đầy sức sống, chinh phục vũ trụ.
* Đoàn thuyền trước khi ra khơi
- Khi vũ trụ bắt đầu chìm vào giấc ngủ, cũng là lúc ngư dân bắt đầu ngày làm việc của mình. Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.
- Họ ra đi trong niềm vui, niềm hăng say lao động « câu hát căng buồm cùng gió khơi ». - Câu hát của người dân chài lười :
+ Biện pháp liệt kê: “cá bạc”, “cá thu”…-> sự giàu có của biển.
+ Bút pháp tả thực kết hợp với trí thưởng tượng phong phú: Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muôn luồng sáng. Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đưa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy cá nặng”.
=> Hai khổ đầu, tác giả phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Qua đó, ông đã làm hiện lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm hồn phóng khoáng, tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng của người lao động mới.
* Khung cảnh lao đông hăng say trên biển:
- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> làm hiện lên cụ thể, sinh động cảnh đánh cá.
- Được tái hiện:
+ Từ khúc hát lao động mê say: nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động.
+ Từ hình ảnh “chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người lao động và một mẻ lưới bội thu.
+ Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá. - Gợi:
+ Vẻ đẹp của một buổi bình minh tươi sáng. + Sự chạy đua với thời gian của người dân chài. + Thành quả quý giá của lao động.
=> Qua đó ta thấy:
- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.
- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.
* Khung cảnh những người ngư dân trở về
- Trong khúc hát mê say:
+ Câu thơ mở đầu bài thơ -> dùng chữ “cùng” -> sự hài hòa giữa con thuyền và ngọn gió -> chuyến đi biển thuận lợi, bình yên.
+ Câu thơ này sử dụng “với” -> niềm vui phơi phới của hững người dân chài trở về trên những con thuyền đầy ắp cá.
- Trong cuộc chạy đua với mặt trời:
+ Nhân hóa: con thuyền thành một sinh thể sống chạy đua được với thời gian. + Gợi: cả thiên nhiên và con người đều hân hoan đón chào ngày mới.
- Trong ánh sáng rực rỡ, huy hoàng: + Của mặt trời lúc bình minh.
+ Của muôn ngàn mắt cá lấp lánh ánh mặt trời.
=> Đoạn thơ mang âm hưởng của một bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của một con người làm chủ đất trời.