Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. CT 2giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.
Ví dụ: Ngày 15/07/2007 doanh nghiệp ký hợp đồng, thanh toán bằng USD, thời hạn sau 6 tháng (15/01/2008). Với dự báo là tỷ giá giảm tại thời điểm thanh toán, nên sẽ có lợi hơn khi bán USD ngay bây giờ. DN tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàng một số tiền USD với thời hạn 6 tháng. Số tiền vay bằng USD này được tính sao cho khi đáo hạn, tổng thanh toán cả nợ và lãi trả cho ngân hàng bằng giá trị hợp đồng đã ký kết. Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của doanh nghiệp. DN chuyển toàn bộ số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc đơn giản là gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm. Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu được sẽ dùng để trả cho ngân hàng.
Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, DN biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xẩy ra. Lâu nay, theo xu hướng chung của thế giới, tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như:
Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịchmà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ
tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.
Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một
lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày.
Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ
có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Giao dịch này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình.
Gần đây NHNN đã cho phép áp dụng một công cụ phái sinh mới Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền
nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với CT 2doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Việc sử dụng các công cụ phái sinh này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế do trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ còn yếu kém. Và bản thân các nhà cung cấp (ngân hàng) còn chưa tìm được cách thức giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng những nghiệp vụ này.
3.2.8 Kiến nghị về chính sách tỷ giá hối đoái:
Như phân tích ở phần trên, rủi ro chính sách chủ yếu phát sinh khi có sự thay đổi về chính sách khiến các NHTM chưa kịp ứng phó dẫn đến những thiệt hại trong hoạt động ngoại hối, mà đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Sau đây là một số đề xuất của nhóm nhằm giảm thiểu rủi ro chính sách trong hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá tại các Ngân hàng thương mại:
− Các nhà điều hành chính sách mà đặc biệt là Ngân hàng nhà nước khi ban hành hay thay đổi chính sách cần nhất quán và có thông báo trước, tránh trường hợp chính sách ban hành quá đột ngột gây shock cho nền kinh tế; Bên cạnh đó, cần phải lường trước các ảnh hưởng của chính sách và có biện pháp hạn chế các thiệt hại khi chính sách hành; Ngoài ra, một khi chính sách đã ban hành, cần phải được thực thi đúng như kế hoạch đề ra, hạn chế tối thiểu việc sửa đổi bổ sung khiến mọi người ỷ lại và không thực hiện nghiêm túc chính sách đó. Ví dụ như: Việc tỷ giá VND/USD liên tục bị phá giá khi trước đó ngân hàng nhà nước cam kết là giữ ổn định tỷ giá khiến không ít các ngân hàng thương mại, các nhà xuất nhập khẩu và người dân thiệt hại, mất lòng tin vào chính sách,….. Việc ngân hàng nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước bán USD cho các ngân hàng thương mại để giảm cơn sốt thiếu hụt USD (gây ảnh hưởng cho tỷ giá và tình trạng dollar hóa), tuy nhiên Ngân hàng nhà nước lại không kiên quyết và không xử phạt nghiêm đối với các doanh nghiệp nhà nước không chấp hành đã không trấn an được tâm lý người dân về cơn sốt thiếu hụt tỷ giá, ngược lại còn gây bất an hơn cho người dân.
− Đối với các ngân hàng thương mại nên giữ trạng thái ngoại hối cân bằng hoặc chênh lệch không đáng kể để tránh trường hợp tỷ giá thay đổi bất ngờ khi chính sách thay đổi.
− Hơn nữa, các ngân hàng thương mại, với tư cách là người thực tế tác nghiệp và am hiểu thị trường, cần có những đề xuất và kiến nghị kịp thời với Ngân hàng nhà nước về chính sách tỷ giá hối đoái theo hướng tích cực và khả thi nhất, nhằm giảm thiếu rủi ro cho hoạt động ngoại hối của chính các Ngân hàng thương mại, đồng thời giúp ổn định vĩ mô nền kinh tế.
3.2.8 Kiến nghị về quản lý rủi ro tâm lý:
Rủi ro tâm lý có thể được xem là rủi ro nguy hiểm nhất, lan rộng nhanh và mạnh nhất, để giảm thiểu rủi ro tâm lý điều quan trọng nhất cần phải ổn định vĩ mô nền kinh tế, tạo niềm tin cho người dân. Sau đây là một số đề xuất của nhóm nhằm hạn chế rủi ro tâm lý đối với tỷ giá hối đoái:
− Nâng cao trình độ của các doanh nghiệp và tất cả người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối và tỷ giá hối đoái. Việc nâng cao trình độ này một mặt vừa giúp các doanh nghiệp, người dân có kiến thức phân tích và không hành động sai lầm, thái quá khi tỷ giá thay đổi, mặt khác còn giúp cho việc tuyên truyền và kêu gọi của chính phủ, Ngân hàng nhà nước đến tất cả mọi người hãy hành động vì nền kinh tế vĩ mô sẽ dễ dàng hơn.
− Bên cạnh đó, một điều rất quan trọng là chính phủ và ngân hàng nhà nước phải thật sự tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp và tất cả người dân, phải ban hành và thực thi chính sách nhất quán đúng như cam kết, tránh để mọi người mất niềm tin, khi niềm tin bị mất đi thì các
tin đồn thất thiệt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động ngoại hối và tỷ giá hối đoái nói riêng, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô nói chung.