động càng lớn thì mức độ dao động giá cổ phiếu các NHTM trong kỳ càng lớn. Tác giả có thể nhận định điều này là do những biến động lớn về giá cả trên nền kinh tế cũng sẽ gây ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu NHTM trên thị trường chứng khoán.
5.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và sự biến động giá cổ phiếu NHTM trên thị trường
Theo kết quả nghiên cứu của bài luận này, mức tăng trưởng GDP trong đại dịch có chiều tác động tích cực đến giá cổ phiếu các ngân hàng trên thị trường, tuy chỉ có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu giá cổ phiếu đã chuyển hóa sai phân bậc
1. Như vậy có thể thấy, trong hai năm diễn ra đại dịch COVID-19, sự biến động giá cổ phiếu các NHTM gần như không phụ thuộc vào mức tăng trưởng GDP.
Tác giả có thể giải thích vấn đề này là do các nhà đầu tư có lạc quan thái quá vào sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, đồng thời kỳ vọng nhiều vào khả năng sinh lời của những NHTM luôn có báo cáo lợi nhuận vượt trội mà ít để tâm đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Dovậy, những thông tin tiêu cực về GDP không có ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư cổ phiếu NHTM trên thị trường.
Tuy nhiên, kết quả này cũng có thể xảy ra do độ trễ trong sự ảnh hưởng của mức tăng trưởng GDP trên nền kinh tế sản xuất, thương mại đến các NHTM niêm yết. Các NHTM thường sẽ là thành phần chịu ảnh hưởng cuối cùng khi nền kinh tế sa sút. Cụ thể, thông thường nền kinh tế gặp khó khăn thì các doanh nghiệp lớn, có hạn mức tín dụng lớn ở các NHTM sẽ chịu ảnh hưởng sau các doanh nghiệp nhỏ. Khi các doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả, họ sẽ phải rút vốn hết hạn mức và sử dụng nhiều biện pháp để không ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng, khiến cho lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại kỳ này vẫn cao, đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu vẫn cao, nhưng đến kỳ sau mới có thể phản ánh hết các tác động tiêu cực từ nền kinh tế.
5.1.5. Mối quan hệ giữa số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và sự biến động giá cổ phiếuNHTM trên thị trường NHTM trên thị trường
Khi xem xét ảnh hưởng của yếu tố doanh nghiệp dừng hoạt động đến sự thay đổi giá cuối ngày của cổ phiếu ngân hàng niêm yết, tác giả nhận thấy mối quan hệ này là cùng chiều, dù không có ý nghĩa thống kê. Kết quả trái ngược với cơ sở lý luận này có thể phản ánh một sự bất ổn trong nền kinh tế, do ảnh hưởng gián tiếp mà đại dịch gây ra. Tác giả có thể giải thích là do sự xuất hiện của các nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán, do các hoạt động kinh doanh thương mại và tiết kiệm ngân hàng không còn sinh lời như trước, đã đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư này, đứng trước những báo cáo lợi nhuận tăng trưởng của các NHTM, có thể đã không dự đoán được độ trễ trong hậu quả của nền kinh tế sa sút, đình trệ đối với nhóm cổ phiếu này, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng niêm yết. Trên thực tế, các doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian hoạt động không
hiệu quả trước khi gây ảnh hưởng đến các NHTM qua việc rút vốn hết hạn mức tín dụng hoặc các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Do đó, giá cổ phiếu các NHTM tăng cao cùng lúc với số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng cao.
Bởi vậy, tác giả tiếp tục đánh giá mối tương quan giữa số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và mức độ biến động của giá cổ phiếu NHTM, và kết quả là mốiquan hệ cùng chiều, dù không quá nổi bật. Điều này có thể là do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đến hoạt động sản xuất, tiêu dùng, khiến số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng cao đột ngột, khiến cho nền kinh tế sản xuất, tiêu dùng có sự bất ổn thì nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng theo, thể hiện bằng những làn sóng biến động lớn trên thị trường chứng khoán. Ngược lại, khi nền kinh tế mở cửa và phục hồi nhanh chóng, và số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không còn quá biến động, thì mức độ dao động của giá cổ phiếu các NHTM trên thị trường chứng khoán có xu hướng giảm, quay về với sự ổn định, ít biến động của nhóm cổ phiếu này.