Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu ngân hàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 26)

Xét riêng về nhóm cổ phiếu ngân hàng, các nhân tố tác động đến giá trị thị trường của nhóm cổ phiếu này cũng có những sự tương đồng nhất định, tuy nhiên có thể có độ trễ trong diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường, do hoạt động vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể mất một thời gian để phản ánh vào lợi nhuận của các NHTM.

Đầu tiên, xét về các yếu tố kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP là một yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết. Cụ thể, một nền kinh tế khỏe mạnh và phát triển sẽ giúp hoạt động huy động vốn và cho vay sản xuất, tiêu dùng được phong phú và sôi nổi, dẫn đến việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ giảm nguy cơ nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng. Đồng thời, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng cũng được hưởng lợi khi nhu cầu thanh toán trong nước và quốc tế của doanh nghiệp và người dân tăng lên. Dovậy, mức tăng trưởng GDP sẽ có tác động tích cực đến giá trị cổ phiếu ngân hàng trên thị trường.

Liên quan đến các yếu tố của nền kinh tế, tác giả bàn luận đến yếu tố các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tác giả cho rằng mối tương quan giữa yếu tố này và giá cổ phiếu ngân hàng là cùng chiều, bởi khi số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng lên sẽ khiến các NHTM có nguy cơ phải gánh chịu hậu quả với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Điều này sẽ khiến lợi nhuận của các NHTM giảm và giá cổ phiếu NHTM theo đó cũng sẽ bị sụt giảm.

Xét đến yếu tố CPI, mối quan hệ với giá cổ phiếu NHTM được nhận định là quan hệ ngược chiều. Khi CPI tăng cao, người dân gửi tiền vào

NHTM đòi hỏi một mức lãi suất cao hơn do đồng tiền mất giá, khiến cho các NHTM bị giảm lợi nhuận. Các nhà đầu tư cũng sẽ yêu cầu một mức lợi suất cao từ cổ phiếu ngân hàng để bù đắp cho lạm phát, khiến cho giá cổ phiếu giảm xuống. Ngoài ra, các chi phí sản xuất, thương mại đều cao sẽ gây khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các NHTM. Như vậy, CPI được xem là có ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường.

Cuối cùng, yếu tố lãi suất có thể xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và ngược chiều đến giá cổ phiếu NHTM trên thị trường. Lãi suất vừa có thể là chi phí đi vay, vừa có thể là giá của các dịch vụ, sản phẩm của NHTM. Khi lãi suất của NHNN tăng, điều này sẽ khiến lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng tăng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động của NHTM cũng sẽ tăng để thu hút huy động vốn, trong khi lãi suất cho vay của NHTM lại phải duy trì ở mức cạnh tranh để tăng trưởng tín dụng, như vậy có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của NHTM. Biên lợi nhuận bị thu hẹp, cùng với việc kênh tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư chứng khoán, sẽ khiến giá cổ phiếu NHTM trên thị trường giảm.

Về nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà nghiên cứu nhận định tăng trưởng GDP có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với giá cổ phiếu các NHTM niêm yết; trong khi đó lãi suất có mối quan hệ ngược chiềuđáng kể và có ý nghĩa với giá cổ phiếu (Kiều và Nhiên 2020). Những kết quả trên phù hợp với cơ sở lý thuyết đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w