CHO TẠP CHÍ KHOA HỌC KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu #42 (Trang 96)

1. Bài gửi đăng tạp chí phải là công trình nghiên cứu của tác giả, chưa đăng và chưa gửi đăng ở bất kỳ tạp chí nào khác.

2. Bài gửi đăng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được đánh máy tính, in trên 1 mặt giấy khổ A4 thành 2 bản (phông chữ Arial (Unicode), cỡ chữ 11; lề trên và lề dưới 3cm; lề phải và lề trái 3cm).

3. Các hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác. Nếu bài có ảnh thì phải gửi kèm ảnh gốc độ phân giải 200dpi. Hình vẽ và ảnh phải được chú thích đầy đủ.

4. Các công thức và các thông số có liên quan phải được chế bản bằng phần mềm Mathtype (kể cả công thức hoặc các thành phần của công thức có trên các dòng văn bản).

5. Tài liệu tham khảo chính, trích dẫn phải có đủ các thông tin theo trình tự sau: Họ tên tác giả (hoặc chủ biên), tên sách (tên bài báo/tạp chí, tên báo cáo khoa học), nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn (tối đa 10 tài liệu tham khảo chính).

6. Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, nơi làm việc, số điện thoại, e-mail của tác giả kèm theo một file chứa nội dung bài báo.

7. Bài viết phải có tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các từ khóa tìm kiếm. Mỗi bài cần kèm theo phần tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (cỡ chữ 10, tối đa là 150 từ) cung cấp những nội dung chính của bài viết. 8. Cấu trúc bài báo gồm các phần: dẫn nhập, nội dung

khoa học và kết luận (viết thành mục riêng). Bài báo phải đưa ra được các kết quả nghiên cứu mới hoặc các ứng dụng mới hay phải nêu được hiện trạng, những hướng phát triển cơ bản của vấn đề được đề cập, khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tại Việt Nam. Bài giới thiệu tổng quan không quá 10 trang; công trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng không quá 8 trang.

9. Với bài thông tin khoa học, tin ngắn: Là các bài dịch tổng thuật, tổng quan về các vấn đề khoa học công nghệ xây dựng kiến trúc có tính thời sự.

10. Không trả lại bản thảo cho những bài không đăng./. Nguyễn Hoàng Minh - Phó trưởng Khoa Sau Đại học;

TS.KTS. Nguyễn Thái Huyền - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế.

Dự buổi báo cáo còn có một số cán bộ phường Yên Phụ, các tổ trưởng tổ dân phố của 14 tổ dân phố trực thuộc phường Yên Phụ, thành viên thuộc các nhóm báo cáo của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Với mục đích nâng cao chất lượng các vườn hoa và đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi giải trí của nhân dân thành phố Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã triển khai nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan các vườn hoa công cộng khu vực nội đô lịch sử Hà Nội có sự tham gia của cộng đồng”. Trong khuôn khổ thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn Vườn hoa Thanh niên làm thí điểm để đề xuất ý tưởng và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan có sự tham gia của cộng đồng.

Theo TS.KTS. Nguyễn Thái Huyền - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đã phân công nhiệm vụ nghiên cứu, chuyên gia phối hợp bao gồm: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, UBND Quận Hoàn Kiếm. Địa điểm thực hiện các nội dung đã tiến hành với quy

5 nhóm, mỗi nhóm 4-5 thành viên thiết kế (phương án) đối với các hoạt động chính: điều tra, khảo sát, thí nghiệm, thực nghiệm; Rà soát tài liệu, bản vẽ, vẽ ghi trên thực địa, kiểm đếm, xác định hệ thống cây xanh đặc trưng của từng công viên, đánh giá ghi chép số liệu, chụp ảnh…

Giờ đây, chúng ta đang phải đối phó và thích ứng trước những tác hại của thời tiết do biến đổi khí hậu cùng với đại dịch Covid-19. Vì thế, hơn lúc nào hết, các không gian công cộng trong thành phố như cây xanh, công viên, vườn hoa, sông hồ mặt nước... rất cần được đầu tư chăm sóc, không chỉ để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe của người dân, nâng cao chất lượng sống mà còn là để phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững. Những nghiên cứu này cũng tạo tiền đề biến Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo Kiến trúc hiện đại mang tầm cỡ khu vực và Quốc tế.

Sau thời gian làm việc hiệu quả với sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, UBND phường Yên Phụ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các cơ quan, sở ban ngành, kết quả nghiên cứu của học viên được tổ chức báo cáo tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Thể thao phường Yên Phụ đã thành công tốt đẹp với những kết quả hứa hẹn được áp dụng vào thực tế trong thời gian tới./.

Một phần của tài liệu #42 (Trang 96)