Kết quả công tác chỉ đạo điều hành

Một phần của tài liệu 01 (Trang 27 - 29)

III. Lĩnh vực Ứng dụng CNTT 1 Cục Tin học hóa

1.2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành

1.2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2021: năm 2021:

- Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại một số tỉnh, thành, Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ Y tế, UBND các tỉnh/thành phố đề nghị người dân cài đặt ứng dụng truy vết tiếp xúc gần Bluezone để phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm; ban hành tài liệu “Hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết COVID-19 trong cộng đồng”, giới thiệu bộ giải pháp công nghệ số phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; gửi Bộ Y tế dự thảo tài liệu kỹ thuật và khuyến nghị việc xây dựng hệ thống Hộ chiếu vắc xin và hướng dẫn cài đặt, sử dụng các ứng dụng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; đề xuất BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID- 19 áp dụng vòng đeo tay chuyên dụng nhằm hỗ trợ giám sát người cách ly tập trung và sau cách ly. Kết quả tính đến hết ngày 22/6/2021 đã có hơn 38 triệu lượt thuê bao di động cài đặt và sử dụng Bluezone.

- Hoàn thành đánh giá Hiện đại hóa cải cách hành chính phục vụ đánh giá ParIndex 2020.

- Hoàn thành đánh giá CĐS cấp bộ, tỉnh năm 2020 đã được Lãnh đạo Bộ thông qua nội dung, đang hoàn thiện để công bố .

- Triển khai CĐS cấp xã La Bằng, huyện Đại Từ, và số hóa tỉnh Thái Nguyên và Xã Yên Hoà, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Hoàn thành số hóa 3D, 4D khu An toàn khu ATK Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Đến tháng 6/2021, Bộ TTTT đã hướng dẫn, góp ý cho 12 bộ, ngành và 49 tỉnh, thành phố xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0. Bộ TTTT đã hướng dẫn, cho ý kiến góp ý đối với Chương trình/Kế hoạch CĐS của bộ ngành, tỉnh thành phố ban hành: kết quả đã có 48/93 bộ ngành, tỉnh thành phố ban hành Chương trình/Kế hoạch CĐS. (Trong đó có 11 bộ ngành và 37 tỉnh, thành phố). Cụ thể:

● 12/93 bộ ngành, tỉnh thành phố ban hành:

*Tỉnh (12): Bến Tre, Thái Nguyên, Hậu Giang, Tây Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Bình Phước, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Bắc Giang

* Đang làm (7): Đồng Tháp, Cần Thơ, Bình Thuận, Thanh Hóa, Sơn La, Vĩnh Long, Phú Yên

● 48/93 bộ ngành, tỉnh thành phố ban hành Chương trình/Kế hoạch CĐS: * Bộ ngành (11): Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, GTVT, Y tế, TTTT, Nội vụ, TNMT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp.

* Tỉnh (37): TP. HCM, Điện Biên, Huế, Lạng Sơn, Đăk Nông, Hải Phòng, Phú Yên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Sơn La, Khánh Hòa, Bến Tre, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Long An, Bắc Ninh, Ninh Thuận, Lai Châu, Bạc Liêu, Cao Bằng, Bình Định, Cà Mau, Gia Lai, Quảng Trị, Bình Thuận, Kiên Giang, Hòa Bình, Hà Nam, Đồng Nai, Vĩnh Long, Nam Định, Tây Ninh, Yên Bái, Hậu Giang, Lào Cai, Bình Dương.

* Đang làm (5): Hải Dương, An Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Quảng Ninh. - Từ 2020 đến nay, hỗ trợ CĐS cho: 17 Tỉnh (Thái Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Bình Phước, Hậu Giang, An Giang, Yên Bái, Ninh Bình, Bến Tre, TP HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ, Bắc Giang, Bà Rịa Vũng Tàu), 6 Bộ, cơ quan khác (Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Viện KSNDTC, Toà án Tối cao, Mặt trận tổ quốc), 2 DN (Tập đoàn EVN, Ngân hàng MB Bank).

- Trực tiếp hỗ trợ công tác chống dịch (Tổ chức đoàn phối hợp truy vết, hỗ trợ công tác nhắn tin, gọi điện, tuyên truyền về Bluezone…): Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. HCM

- Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn triển khai các giải pháp công nghệ trên địa bàn tỉnh: cho cả 63 tỉnh

- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện các nền tảng số tốt do doanh nghiệp Việt Nam phát triển, từ năm 2021, Bộ TTTT đã tổ chức Diễn đàn “Thách thức công nghệ số Việt Nam” hàng tuần để giới thiệu và tổ chức đánh giá công khai các nền tảng số. Trong 6 tháng năm 2021 đã có thêm 03 nền tảng được lựa chọn để giới thiệu nâng tổng số nền tảng được giới thiệu từ năm 2020 đến nay là 43 nền tảng.

1.2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách:

- Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021). Đây là văn bản chiến lược đánh dấu bước ngoặt quan trọng của công cuộc CĐS nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam. Chiến lược lần đầu tiên đưa ra khái niệm Chính phủ số với nhiều điểm mới, đột phá về tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chiến lược với các giải pháp đột phá là sử dụng nền tảng và định hướng mở để thúc đẩy phát triển chính phủ số.

- Lập đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang TTĐT hoặc cổng TTĐT của CQNN; đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN.

Ý nghĩa: (1) Nghị định thay thế Nghị định 43/2011/NĐ-CP bảo đảm môi trường pháp lý để khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trong cung cấp thông tin và DVC trực tuyến thời gian qua, đồng thời cập nhật các nội dung mới phù hợp với sự phát triển công nghệ, thực tiễn cung cấp dịch vụ số trong nước và quốc tế, bảo đảm tính khả thi khi thực hiện các mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số nói chung và mục tiêu Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội nói riêng trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. (2) Nghị định thay thế Nghị định 64/2007/NĐ-CP là cơ sở pháp lý khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT thời gian qua; hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về CĐS hoạt động của CQNN hướng tới phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; Đảm bảo các điều kiện thực hiện CĐS trong hoạt động của CQNN, đưa toàn bộ hoạt động của CQNN lên môi trường số.

- Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Quyết định số 129/QĐ- BTTTT ngày 03/3/2021: Quyết định này giúp giải quyết vấn đề vướng mắc về xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT lâu nay. Giúp cơ bản thống nhất trong các CQNN về phương pháp xác định đơn giá nhân công, góp phần hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá trong lĩnh vực ứng dụng CNTT.

Một phần của tài liệu 01 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)