Yêu cầumô hình liên thông nghiệp vụ

Một phần của tài liệu 1. Phụ lục 1. Yeu cau ky thuat thue dich vu - 8.6.2020 (Trang 53 - 54)

III. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ

2.6.4.Yêu cầumô hình liên thông nghiệp vụ

2. Yêu cầu nghiệp vụ

2.6.4.Yêu cầumô hình liên thông nghiệp vụ

Mô hình liên thông nghiệp vụ thể hiện mối quan hệ giữa các dòng nghiệp vụ trong Tổng cục Hải quan và thể hiện mối liên thông, liên kết và trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và với các đơn vị, Bộ ngành khác.

- Các ô tô màu hồng thể hiện “Liên thông qua truy cập, kết nối hệ thống và CSDL” nghĩa là 2 nghiệp vụ này cần liên thông với nhau qua việc các ứng dụng nói chuyện trực tiếp hoặc truyền dữ liệu.

- Các liên thông màu hồng thể hiện yêu cầu liên thông của các ứng dụng, hệ thống thông tin hỗ trợ nghiệp vụ, đây là yêu cầu khi thiết kế kiến trúc ứng dụng và kiến trúc tích hợp ứng dụng trong tương lai.

- Các ô tô màu xanh lá cây nhạt thể hiện “Liên thông, kết nối qua văn bản” nghĩa là 2 nghiệp vụ này chỉ cần liên thông qua việc trao đổi các tệp văn bản.

Hình phân tích mô hình liên thông của các dòng nghiệp vụ được thể hiện tại phụ lục 1 kèm theo.

Qua hình phân tích mô hình liên thông của các dòng nghiệp vụtrên, có thể nhận thấy việc liên thông giữa các nghiệp vụ tương đối chặt chẽ với nhau. Các nhóm dòng nghiệp vụ: Giám sát quản lý, thuế xuất nhập khẩu, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm, kiểm định hải quan, điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, thanh tra kiểm tra, đánh giá thực hiện thủ tục hải quan, quản lý doanh nghiệp, kết nối chia sẻ thông tin và báo cáo thống kê có mối quan hệ liên thông mật thiết. Sự liên thông chặt chẽ của các nhóm dòng nghiệp vụ bảo đảm tính đầy đủ, chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nước về hải quan đồng thời cũng đảm bảo tính đầy đủ, minh bạch trong việc cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ công tới người dân, doanh nghiệp và tổ chức.

Sự liên thông giữa các nhóm dòng nghiệp vụ cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan từ các khâu xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện đến các khâu thanh tra kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Tất cả các nhóm dòng nghiệp vụ đều dẫn đến một mục đích là giúp Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Chính phủ thực hiện điều hành kinh tế nhà nước thông qua việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 1. Phụ lục 1. Yeu cau ky thuat thue dich vu - 8.6.2020 (Trang 53 - 54)