TỔ CHỨC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRẬT TỰ, AN TOÀN Điều 44 Nội dung tổ chức giao thông đường bộ trật tự, an toàn

Một phần của tài liệu 2. Du thao Luat Trat tu, an toan giao thong duong bo (Trang 34 - 38)

Điều 44. Nội dung tổ chức giao thông đường bộ trật tự, an toàn

1. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.

2. Bảo đảm an toàn giao thông khi có sự cố, tình huống đột xuất trên đường bộ; thi công công trình trên đường bộ đang khai thác;

3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông sự kiện đặc biệt quan trọng tổ chức trên đường bộ.

4. Bảo đảm an toàn giao thông xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các loại chất nổ, vật phẩm dễ nổ, chất phóng xạ tham gia giao thông đường bộ.

5. Kiến nghị khắc phục các yếu tố gây mất an toàn giao thông công trình đường bộ.

6. Phòng ngừa và giải quyết ùn tắc giao thông.

Điều 45. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ

a) Vận hành trung tâm chỉ huy giao thông; điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông;

b) Bố trí lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông trực tiếp trên đường; đặt biển báo hiệu, tín hiệu tạm thời.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy chi tiết điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 46. Bảo đảm an toàn giao thông khi có sự cố, tình huống đột xuất trên đường bộ; thi công công trình đường bộ đang khai thác

1. Khi có sự cố, tình huống đột xuất trên đường bộ, gồm: ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, hỏa hoạn, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự hoặc sự cố, tình huống đột xuất khác, Cảnh sát giao thông có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận thông tin về sự cố, tình huống đột xuất;

b) Thông báo cho người tham gia giao thông biết, hạn chế đi vào khu vực xảy ra sự cố, tình huống đột xuất;

c) Chỉ huy, điều khiển giao thông, phân luồng giao thông tạm thời để hoạt động giao thông trở lại bình thường.

2. Tổ chức, cá nhân thi công công trình đường bộ đang khai thác có trách nhiệm:

a) Thông báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông về phương án bảo đảm an toàn giao thông trước khi tiến hành thi công;

b) Trong quá trình thi công, phải chấp hành các quy định trong giấy phép thi công; phải bố trí người cảnh báo, hướng dẫn giao thông, bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông;

c) Trường hợp vi phạm giấy phép thi công, gây ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người tham gia giao thông; gây hư hỏng, hủy hoại công trình đang khai thác, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường và các hành vi vi phạm khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông sự kiện đặc biệt quan trọng tổ chức trên đường bộ

1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông sự kiện đặc biệt quan trọng tổ chức trên đường bộ gồm:

a) Thông báo phương án phân luồng giao thông tạm thời trong trường hợp phải hạn chế giao thông hoặc cấm đường;

b) Thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ sự kiện đặc biệt quan trọng;

c) Tổ chức dẫn đường các đoàn trong nước và khách quốc tế;

d) Kiểm soát người, phương tiện, giải quyết tình huống xảy ra gây mất trật tự, an toàn giao thông khu vực diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng.

2. Cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho sự kiện đặc biệt quan trọng tổ chức trên đường bộ.

Điều 48. Bảo đảm an toàn giao thông xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các loại chất nổ, vật phẩm dễ nổ, chất phóng xạ tham gia giao thông đường bộ

1. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các loại chất nổ, vật phẩm dễ nổ, chất phóng xạ trên đường bộ phải có giấy phép vận chuyển hàng hoá theo quy định của pháp luật, gửi giấy phép vận chuyển hàng hoá đến cơ quan Cảnh sát giao thông trước khi tổ chức vận chuyển.

2. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các loại chất nổ, vật phẩm dễ nổ, chất phóng xạ phải chấp hành các quy định trong giấy phép vận chuyển hàng hoá và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ.

3. Cảnh sát giao thông chủ trì bảo đảm an toàn giao thông xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các loại chất nổ, vật phẩm dễ nổ, chất phóng xạ trên đường bộ; trường hợp cần thiết, yêu cầu thay đổi tuyến đường, tốc độ phù hợp và bố trí lực lượng để bảo đảm an toàn giao thông.

Điều 49. Kiến nghị khắc phục yếu tố gây mất an toàn giao thông công trình đường bộ

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện yếu tố gây mất an toàn giao thông công trình đường bộ đang khai thác, kiến nghị đến cơ quan Công an hoặc cơ quan, đơn vị quản lý công trình đường bộ để khắc phục.

2. Cơ quan Công an khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tiếp nhận kiến nghị của tổ chức, cá nhân về yếu tố gây mất an toàn giao thông công trình đường bộ đang khai thác, phải tiến hành kiểm tra, khảo sát, xác minh và khắc phục trong phạm vi quản lý hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị quản lý công trình đường bộ khắc phục kịp thời; trường hợp cần thiết, thực hiện theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 45 Luật này và đình chỉ tạm thời hoạt động giao thông tuyến đường nếu có nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

3. Cơ quan Công an tham gia ý kiến đối với hạng mục an toàn giao thông của công trình đường bộ xây mới, nâng cấp, cải tạo trước khi nghiệm thu, bàn giao, đưa vào khai thác theo quy định.

4. Cơ quan, đơn vị quản lý tuyến đường bộ đang khai thác có trách nhiệm khắc phục tình trạng mất an toàn giao thông công trình đường bộ; công khai kết quả khắc phục; chịu trách nhiệm nếu không khắc phục đầy đủ, kịp thời kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.

Điều 50. Phòng ngừa và giải quyết ùn tắc giao thông

1. Xác định, công bố tiêu chí đánh giá về ùn tắc giao thông.

2. Khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân tình trạng mất trật tự, an toàn giao thông để kiến nghị cấp có thẩm quyền thông báo tình trạng ùn tắc giao thông.

3. Biện pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, gồm: a) Đề nghị thực hiện quy hoạch giao thông gắn với quy hoạch đô thị; đầu tư nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

b) Điều chỉnh tổ chức giao thông trật tự, an toàn;

c) Quy định khung giờ cao điểm để hạn chế lưu lượng phương tiện giao thông đường bộ tham gia giao thông;

d) Áp dụng các biện pháp kinh tế, pháp luật, hành chính, khoa học, kỹ thuật khác. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

1. Trung tâm chỉ huy giao thông gồm hệ thống giám sát, tiếp nhận và xử lý thông tin, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông; cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

2. Kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp đặt trên phương tiện kinh doanh vận tải.

3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc quản lý, vận hành trung tâm chỉ huy giao thông.

Chương V

Một phần của tài liệu 2. Du thao Luat Trat tu, an toan giao thong duong bo (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w