Cam kết CPTPP về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)?

Một phần của tài liệu 6.-vcci-cptpp-thuy-san (Trang 29 - 31)

là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh mà nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong thực tế, cùng với thuế quan, SPS là nhóm biện pháp ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

CPTPP có một Chương về SPS. Tuy nhiên, Chương này không có cam kết nào cụ thể liên quan trực tiếp tới các biện pháp SPS đối với thủy sản mà chỉ bao gồm các nguyên tắc liên quan tới SPS áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm.

Trong tổng thể các nước CPTPP sẽ tiếp tục giữ quyền chủ động trong việc ban hành và áp dụng các biện pháp SPS. CPTPP sẽ không làm gia tăng hay giảm bớt các yêu cầu về SPS của nước nhập khẩu đối với thuỷ sản nhập khẩu.

Cam kết CPTPP về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)? thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)?

Ngoài ra, CPTPP có một số cam kết đáng chú ý sau:

CPTPP tạo ra nhiều cơ hội hơn trong việc công nhận tương đương giữa các nước CPTPP và Việt Nam đối với các biện pháp SPS CPTPP có các cam kết cụ thể về quy trình thông tin liên quan tới các biện pháp khẩn cấp khi có các rủi ro nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe hoặc tính mạng con người, động vật hoặc thực vật (bao gồm cả trường hợp khẩn cấp về thực phẩm)

CPTPP có cam kết cụ thể về quy trình (đặc biệt là các thời hạn) một nước Thành viên phê duyệt danh sách các cơ sở/đơn vị của các nước Thành viên khác đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để nhập khẩu vào nước mình

CPTPP nhấn mạnh tính minh bạch trong quá trình ban hành, thực hiện các biện pháp SPS

Một phần của tài liệu 6.-vcci-cptpp-thuy-san (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)