năm qua, bà đã dành hơn 80 triệu đồng tiền cá nhân của mình để giúp đỡ các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo trên địa bàn thành phố Hưng Yên.
Mỗi năm, chuẩn bị dịp Tết đến bà Hoàng Thị Nguyệt vẫn ngược xuôi để đi bán cây cảnh, giới thiệu những sản phẩm từ bàn
tay lao động của mình, những cũng là dịp để bà chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ những cảnh đời bất hành để họ đón một cái Tết đủ đầy hơn. Vất vả là thế, nhưng lòng bà luôn thấy ấm áp vì mình còn làm được nhiều việc có ích giúp đời, giúp người, bà luôn tâm niệm “làm việc thiện để giúp đời”. Chia tay bà trong cái nắng ấm áp
giữa mùa đông trải dài trên những vườn cây trĩu quả trong trang trại của bà, tôi thầm mong bà luôn có thật nhiều súc khỏe để tiếp tục làm được thật nhiều việc ý nghĩa giúp đời, làm giàu cho gia đình và xã hội.
Bùi Thanh Bình
Chị Trịnh Thị Thanh Tình nhận Bằng khen của Hội LHPN tỉnh tại Ngày phụ nữ khởi nghiệp năm 2019
vất vả, do gia đình chị chưa có kinh nghiệm chế biến, thiếu vốn mua hàng, nguyên liệu ở địa phương còn hạn chế, phải lên tận vùng cao để tìm mua. Mặt khác, gia đình chị chưa tìm được khách hàng tiêu thụ nên lượng hàng bán ra được rất ít, giá không cao, có lúc còn bị thua lỗ. Đã có lúc, chị nản lòng muốn bỏ nghề, song bằng nghị lực và sự quyết tâm của bản thân, phát huy phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam và sự động viên của bạn bè, người thân, sự quan tâm của chi hội phụ nữ thôn, Hội LHPN xã, chị đã vay Quỹ hội 2.000.000 đồng và vốn vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội để tiếp tục theo đuổi nghề. Sau bao vất vả, sóng gió trên thương trường, vợ chồng chị đã mày mò nghiên cứu thị trường tìm được hướng đi mới cho việc duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống. Do vậy, chị đã mạnh dạn
đầu tư mua 5 máy thái, 3 máy xay bột tam thất, 5 máy chuyền và xây dựng kho chứa rộng 800m2… Để giữ được khách hàng, vợ chồng chị luôn đề cao chữ tín, giao hàng trực tiếp bảo đảm uy tín chất lượng. Nhờ đó, công việc kinh doanh của gia đình chị ngày càng phát triển. Bình quân mỗi năm, gia đình chị thu mua, chế biến, tiêu thụ được khoảng trên 100 tấn thuốc nam, bắc các loại. Trừ các khoản chi phí còn cho thu lãi 500 triệu đồng/1 năm và đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Những thời điểm hàng bán chạy, gia đình chị còn giao hàng cho các hộ gia đình trong thôn mang về nhà làm, tạo việc làm cho 30 lao động/1 ngày. Với số vốn tích lũy được, vợ chồng chị tiếp tục bổ sung vốn đầu tư kinh doanh.
Chị Vân tâm sự: Tôi vẫn luôn tự nhủ, gia đình tôi có được kết quả
như ngày hôm nay là có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Hội LHPN xã, chi hội phụ nữ thôn đã tạo điều kiện cho tôi vay vốn của Ngân hàng Chính sách - Xã hội và được tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật ở xã, lớp tập huấn doanh nghiệp vừa và nhỏ ở huyện.
Mặc dù bận rộn với công việc sản xuất kinh doanh nhưng chị Vân luôn tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động do Hội LHPN các cấp và địa phương phát động. Chị và gia đình tích cực ủng hộ các loại quỹ như: Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ nạn nhân chất độc da cam, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo... Ngoài ra, chị còn là một trong những thành viên tích cực của CLB Vườn ươm phụ nữ khởi nghiệp của huyện Văn Lâm, chị giúp