0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản lý nướ c Chìa khóa để ổn định Trung Đông và Châu Ph

Một phần của tài liệu 34-BT-TNN-S34-2017_LAYOUT-1-5 (Trang 26 -26 )

định Trung Đông và Châu Phi

T

heo báo cáo, với tình trạng tiếp cận nước và điều kiện vệ sinh nghèo nàn, các khu vực này đang phải chịu tổn thất kinh tế lên tới 21 tỷ đô la mỗi năm, con số này cũng trùng khớp với với báo cáo công bố tại “Tuần lễ Nước thế giới” (từ 27/8-1/9) diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển nhằm tập trung vào các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề này.

“Ước tính này phản ánh giá trị từ việc chăm sóc sức khỏe và giảm năng suất lao động do bệnh tật và tử vong sớm bởi các bệnh do nước gây ra” - Ông Anders Jägerskog, chuyên gia của Ngân hàng thế giới về các vấn đề nước cho biết.

Ông Hafez Ghanem, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng phát biểu trong một tuyên bố rằng, các khu vực này đang thiếu các điều kiện về tiếp cận nước và vệ sinh. “Nếu chúng ta cho rằng, nguồn nước như một tài khoản ngân hàng, thì các khu vực này đang bị rút một cách nghiêm trọng. Việc tiêu thụ nước nhanh hơn lượng nước được bổ cập sẽ làm suy yếu và giảm khả năng phục hồi của nguồn nước”.

Sự khan hiếm nước cũng có thể dẫn tới các xung đột về nước, các tác giả của báo cáo cảnh báo. Theo bà Claudia Sadoff, trưởng nhóm nghiên cứu cũng cho biết “sự mỏng manh và xung đột” trong khu vực có thể bị đổ lỗi là sự thất bại của chính phủ trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước.

Bà Claudia Sadoff dẫn chứng, tại Syria – nơi mà hàng thập kỷ qua đã bị thiếu nước cho con người và nông nghiệp. Điều này đã dẫn đến những mùa vụ thất thu và cũng là một trong những

nguyên nhân gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội. Do đó, để giải quyết các vấn đề này đặt ra yêu cầu cần cải tiến các phương pháp quản lý tài nguyên nước.

Theo các nhà nghiên cứu, phí dịch vụ nước thực tế hơn có thể khuyến khích người dân giảm tiêu thụ nước trong khi đó sẽ tạo ra doanh thu để chi trả cho các biện pháp bảo vệ và duy trì cơ sở hạ tầng về nước.

Theo nhóm nghiên cứu, hơn 60% dân số sống trong khu vực phải chịu áp lực cao đến rất cao về tài nguyên nước, nơi mà lượng nước chỉ bằng 35% so với toàn thế giới. Mặc dù tình trạng khan hiếm nước đang diễn ra, tuy nhiên, chính quyền địa phương lại áp dụng mức phí tiêu thụ nước ở mức thấp nhất thế giới. Mức phí thấp sẽ không khuyến khích được việc sử dụng

nước hiệu quả, do đó, các nhà nghiên cứu cũng kêu gọi áp dụng mức phí tiêu thụ nước cao hơn ở khu vực này để phản ánh đúng giá trị của nước.

Ông Guangzhe Chen – phụ trách các vấn đề về nước toàn cầu của Ngân hàng thế giới cũng khuyến cáo các phương pháp tìm nguồn cung cấp nước từ khử muối và tái sử dụng nước thải. Hiện tại, hơn một nửa lượng nước thải trong khu vực bị thải ra môi trường mà chưa được xử lý, dẫn đến tình trạng lãng phí về tài nguyên nước và gây ra các nguy cơ cho sức khoẻ con người.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, Jordan và Tunisia đã tái sử dụng nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn cho tưới tiêu và bổ sung nguồn cung đáng kể cho nguồn nước quốc gia.

Nguồn: DWRM (Tổng hợp)

Một phần của tài liệu 34-BT-TNN-S34-2017_LAYOUT-1-5 (Trang 26 -26 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×