Chiều dài tính từ điểm giữa của dipol

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại đài phát hình Giảng Võ (Trang 68 - 70)

Φ: đường kính của dipol * Các thông số cơ bản của Anten : - Độ dài của dipol nửa sóng λ / 2.

+ Đối với các dây dẫn mảnh thì độ dài cơ khí = độ dài điện và và bằng I = λ / 2 + Đối với các dây dẫn có đường kính Φ thì Anten có hệ số rút ngắn k khi đó L < λ / 2 , nếu tỉ số λ / Φ càng nhỏ tức là Φ càng lớn, K càng nhỏ và L càng nhỏ hơn λ / 2.

Công thức tính độ dài:

L = k λ / 2 hoặc L = 148/f (m)(f là tần số tb kờnh phỏt)L = k λ / 2 hoặc L = 148/f (m)(f là tần số tb kênh phát)

- Độ rộng rải tần của Anten : là dải tần số(khoảng tần số) mà tính chất điện của Anten thay đổi trong khoảng cho phét ở khoảng tần công tác của nó. Độ rộng dải tần phụ thuộc vào tỉ số λ / Φ.

- trở kháng anten λ / 2 : là tỉ số giữa điện áp cao tần và dòng điện cao tần ở 2 đầu điện cực của Anten.

ZA= UA / IA = RA+jxA

Trở kháng vào của Anten là một số phức có phần thực RA và phần ảo jXA khi điều chỉnh cộng hưởng anten đúng với tần số phát hoặc thu thì anten có thuần trở RA và XA = 0 đó là trở kháng đặc tính sóng của anten. Thông thường loại anten có trở kháng thuần là 50Ω, 60Ω hoặc 75Ω. Nếu thực hiện phối hợp tốt thì hệ số sóng chạy lớn, sóng đứng nhỏ, tổn hao năng lượng cao tần sẽ nhỏ nhất.

- Hướng tính của anten: là sự phân bố điện từ trường xung quanh anten trong những khoảng cách bằng nhau.

- Hướng tính của anten: là sự phân bố điện từ trường xung quanh anten trong những khoảng cách bằng nhau.

Hướng tính của anten được đặc trưng bằng hệ số hướng D. Đây là tỷ số giữa công suất bức xạ cực đại của anten so với công suất bức xạ của dipol λ/2.

D = Pmax/Pdip (lần) hoặc D = 10.lg(Pmax/Pdip)

Hướng tính của anten thường được biểu diễn bằng đồ thị gọi là biểu đồ hướng, và chỉ cần biểu diễn ở 2 mặt phẳng ngang (H) và đứng (V) là đủ.

- Hệ số hữu ích (hiệu suất) của anten: là hệ số biểu thị sự tổn hao công suất ở anten và là tỉ số giữa công suất bức xạ với công suất toàn phần - công suất toàn phần là tổng của công suất bức xạ và tổn hao:

η = Pbx/(Pbx+Pth) = Pbx/Ptph = Rbx/(Rbx+Rth)

Như vậy, nếu điện trở bức xạ Rbx càng nhỏ và điện trở tổn hao càng lớn thì hệ số hữu ích η càng nhỏ.

Ở các băng VHF và UHF của truyền hình, hiệu suất η xấp xỉ bằng (η≈1). - Độ tăng ích hay hệ số khuếch đại của anten: là tỉ số công suất bức xạ cực đại của an ten so với công suất bức xạ của dipol λ/2, và có tính tới hướng tính và tổn hao của anten.

Gp = Pmax/Pdip (lần)Ngoài ra: G Ngoài ra: Gp = η.D (lần) Hệ số khuếch đại tính theo điện áp: Gu = √Gp (lần)

Hệ số khuếch đại tính bằng đơn vị dB: GA = 10lgGp = 20lgGu (dB)

Hệ số khuếch đại của anten càng lớn, nếu biểu đồ hướng càng đẹp và cỏc bỳp hướng phụ càng nhỏ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại đài phát hình Giảng Võ (Trang 68 - 70)