Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu mô hình ảnh hưởng trực tiếp Biến Số quan sát (Obs) Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std.Dev.) Giá trị nhỏ nhất (Min) Giá trị lớn nhất (Max) P 8,003 30516.36 19591.31 5600 116400 CA 8,003 2344.399 4510.759 0 19868 Chú thích:
CA: số ca mắc trong ngày
Theo kết quả thống kê, mẫu dữ liệu có 8,003 quan sát. Với biến P (giá cổ phiếu), mức độ dao động của các quan sát là khá lớn khi độ lệch chuẩn bằng 19591.31. Từ bảng kết quả, ta có thể thấy phân phối mẫu có độ lệch lớn khi giá trị trung bình bằng 30516.36, nhưng giá trị nhỏ nhất là 5600 và giá trị lớn nhất là 116400.
Để có cái nhìn trực quan về mức độ biến động giá cổ phiếu các NHTM niêm yết trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, tác giả biểu thị mức độ tăng giảm của giá cổ phiếu mỗi ngân hàng qua từng ngày theo Biểu đồ 4.1 dưới đây.
Nhìn chung, ta có thế thấy hầu hết các mã cổ phiếu ngân hàng đều có đường đồ thị giá tương đối bình ổn, có xu hướng tăng nhẹ trong cả thời kỳ quan sát. Đặc biệt là các mã cổ phiếu có giá trị nhỏ, tăng chậm và đều đặn trong cả giai đoạn và chỉ có biến động tăng mạnh ở mốc tháng 6/2021.
Với một mã cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong ngành ngân hàng như VCB (id=14), sự biến động giá có xu hướng rõ rệt hơn các mã cổ phiếu khác. Tại thời điểm tháng 3/2020, cổ phiếu này chứng kiến một giai đoạn giảm sâu xuống gần chạm mốc 50,000
đồng/cổ phiếu trước khi trải qua một đợt tăng đều đặn cho đến đỉnh hơn 110,000 đồng/cổ phiếu vào thời điểm cuối tháng 6/2021.
Biểu đồ 4.1. Đồ thị biến động giá cổ phiếu các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán theo ngày
Nguồn: Kết quả của chương trình Stata 14
Đồ thị giá đã chỉ ra rằng, các mã cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng xấu không nhỏ từ những thông tin tiêu cực ấy, mặc dù tại thời điểm này, số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam còn khá ít.
Mặt khác, thời điểm bắt đầu giai đoạn 4 của đại dịch (27/04/2021) cho đến hết tháng 12/2021, giá trị cổ phiếu lại tăng trưởng một cách tích cực và hầu như không bị sụt giảm nghiêm trọng. Hầu hết các mã cổ phiếu đều tăng phi mã và tạo đỉnh vào thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7/2021 và không quay trở về vùng giá cũ hồi đầu năm 2020. Chúng ta có thể nhận thấy giá cổ phiếu các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán đã phản ứng hết sức tích cực cho dù số ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận trong ngày tại các thành phố lớn ngày một tăng cao.
Hình ảnh trực quan về diễn biến số ca mắc mới COVID-19 được biểu thị bằng đồ thị dưới đây:
Biểu đồ 4.2. Đồ thị diễn biến số ca mắc mới COVID-19 theo ngày
Nguồn: Kết quả của chương trình Stata 14
Với những thông tin trực quan như vậy, liệu chúng ta có thể phỏng đoán một mối quan hệ biến động cùng chiều giữa giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết trên thị trường và thông tin số ca mắc mới được ghi nhận trong ngày hay không? Tác giả nhận định rằng mối liên hệ này khá thú vị và đi ngược lại với những phỏng đoán ở phần cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng nói riêng. Do đó, tác giả cho rằng, việc sử dụng một mô hình hồi quy ước lượng mức độ tương quan trực tiếp giữa hai biến này là cần thiết để có những nhận xét khách quan và đúng đắn.