Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 32 - 35)

Luận văn này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết trên các sàn giao dịch HoSE và HNX.

Sự biến động giá cổ phiếu được đại diện và đo lường theo hai biến số cho hai định hướng nghiên cứu khác nhau.

3.2.1.1. Biến đại diện cho sự biến động giá cổ phiếu

Biến phụ thuộc đầu tiên là giá cổ phiếu các ngân hàng trên thị trường chứng khoán, đặt trong mối tương quan với các biến số đặc trưng cho các nhân tố đại dịch và kinh tế vĩ mô. Như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy sự thay đổi về giá cổ phiếu trên thị trường khi các nhân tố ảnh hưởng thay đổi. Thước đo của biến số là giá đóng cửa cuối ngày giao dịch cuối cùng trong kỳ của cổ phiếu mỗi ngân hàng thương mại trên thị trường. Đây là thước đo thông dụng trong các nghiên cứu trước (Kiều và Nhiên 2020).

Với thước đo là số liệu giá đóng cửa của mỗi cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên sàn HoSE và HNX, tác giả trích xuất dữ liệu thứ cấp và tổng hợp từ trang thông tin điện tử Vietstock.vn. Mẫu được chọn là 16 mã cổ phiếu ngân hàng thương mại được niêm yết trên các sàn HoSE và HNX từ trước thời điểm 01/01/2020, lấy dữ liệu giá đóng cửa mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2021.

thứ tự từ 1 đến 16 để phục vụ cho công việc phân tích thống kê mô tả và định lượng bằng phương pháp hồi quy. Chi tiết danh sách các mã cổ phiếu ngân hàng trong mẫu kèm theo mã định danh (ID) của chúng được thể hiện tại Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Danh sách cổ phiếu ngân hàng niêm yết được sử dụng Mã định danh (ID) Mã cổ phiếu Sàn chứng khoán 1 ACB HoSE 2 BAB HNX 3 BID HoSE 4 CTG HoSE 5 EIB HoSE 6 HDB HoSE 7 LPB HoSE 8 MBB HoSE 9 NVB HNX 10 SHB HoSE 11 STB HoSE 12 TCB HoSE 13 TPB HoSE 14 VCB HoSE 15 VIB HoSE 16 VPB HoSE Nguồn: Vietstock.vn

Như vậy, với đối tượng quan sát là 16 mã cổ phiếu ngân hàng trong khoảng thời gian 2 năm, mẫu dữ liệu ở đây là loại dữ liệu bảng. Việc sử dụng dữ liệu bảng là cần thiết để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng lên giá cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, dữ liệu bảng cũng đòi hỏi phải được thu thập đầy đủ, cẩn thận, mô hình sử dụng loại dữ liệu này cũng phải được kiểm định để phát hiện các vi phạm có thể xảy ra.

Trong phương pháp nghiên cứu trực tiếp, tác giả sử dụng giá đóng cửa cuối ngày với mỗi ngày giao dịch của cổ phiếu mỗi ngân hàng. Cách thu thập dữ liệu như vậy cho phép chúng ta nhìn thấy mức độ chênh lệch giữa giá mỗi cổ phiếu một ngàyso với ngày liền kề trước đó. Ở phương pháp này, nguồn dữ liệu được sử dụng là giá đóng cửa mỗi ngày từ 01/01/2020 đến 31/12/2021. Số lượng quan sát ở đây là khá lớn, với 8,003 quan sát.

Trong một vài trường hợp, việc thiếu dữ liệu là không thể tránh khỏi do một số mã cổ phiếu ngân hàng có thể chuyển sàn giao dịch. Tuy nhiên, tác giả đánh giá việc thiếu dữ liệu này

là không đáng kể và được coi là ngẫu nhiên, không phải sự thiếu hụt dữ liệu mang tính hệ thống và ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu.

Trong phương pháp nghiên cứu gián tiếp, tác giả sử dụng giá đóng cửa cuối mối quý làm biến phụ thuộc. Như vậy, chúng ta có thể kiểm nghiệm mức độ tăng giảm của giá cổ phiếu qua mỗi quý phụ thuộc vào mức độ tăng giảm của các biến độc lập đại diện cho yếu tố đại dịch và yếu tố kinh tế vĩ mô.

3.2.1.2. Biến đại diện cho mức độ biến động giá cổ phiếu

Để đo lường mức độ biến động giá cổ phiếu trong một thời kỳ nhất định, tác giả sử dụng biến phụ thuộc là hệ số biến thiên của giá đóng cửa cuối mỗi ngày trong quý. Như vậy, chúng ta có thể đánh giá được mức độ biến động giá cổ phiếu mỗi ngân hàng trong một quý, dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố đại dịch và kinh tế vĩ mô được đặt ra, đem lại cái nhìn toàn cảnh hơn. Với cách tiếp cận này, tác giả sử dụng mẫu dữ liệu giá cổ phiếu đóng cửa mỗi ngày trong một quý để tính toán hệ số biến thiên của giá đóng cửa cuối ngày trong mỗi quý.

Công thức của hệ số biến thiên được tính như sau:

Hệ số biến thiên = Độ lệch chuẩn trong quý Giá trị trung bình quý

Thông thường, độ lệch chuẩn được coi là thước đo cho độ dao động của giá cổ phiếu trong kỳ. Tuy nhiên, trong bài luận này, với đối tượng nghiên cứu là 16 mã cổ phiếu ngân hàng thương mại niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán, độ lệch chuẩn có thể không còn nhiều ý nghĩa khi tập dữ liệu giá của mỗi cổ phiếu đều có giá trị trung bình rất khác nhau. Vì vậy, tác giả hi vọng việc sử dụng hệ số biến thiên, bằng cách lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình, để đo lường mức độ biến động giá cổ phiếu có thể khắc phục sự khác biệt về giá trị của các cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w