Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 38 - 43)

1.3.3.1. Kết quả các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng

Một ngân hàng TMCP cũng được đánh giá rất cao trong mảng dịch vụ phi tín dụng là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 2018-2020 như sau:

Bảng 1.3. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng của Techcombank giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ

tiêu Năm2018 Năm2019 Năm2020

Tỷ lệ tăng trưởng -9,39% 22,88% 14,20% Tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập 15,26% 13,93% 15,91% (Nguồn: Techcombank, 2018, 2019, 2020)

Cũng như Vietcombank và MB Bank, nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2018-2020 với mức tăng trưởng là 22,88% và14,2% vào năm 2019 và năm 2020. Tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập của Techcombank lại không tăng trưởng đều trong giai đoạn 2018- 2020 như Vietcomank và MB Bank khi vào năm 2019, tỷ trọng này chỉ đạt 13,93% và giảm 1,33% so với năm 2018 nhưng năm 2020 đã tăng trở lại và đạt 15,91%. Mặc dù tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập của Techcombank không tăng trưởng đều đặn như Vietcombank và MB Bank trong giai đoạn này nhưng với việc duy trì nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng luôn tăng trưởng và tỷ trọng luôn xấp xỉ 15% mỗi năm đã chứng tỏ được hiệu quả của các biện pháp nhằm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Techcombank.

1.3.3.2. Các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng

Theo Báo cáo hoạt động năm 2018, 2019 và 2020, Techcombank đã thực hiện các biện pháp sau để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng:

- Phát triển nhiều sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa danh mục sản

phẩm: Ngân hàng tiếp tục phát triển các dịch vụ thanh toán phi tiền mặt (số lượng giao dịch e- banking của khách hàng cá nhân tăng trưởng 108,8%), số hóa hành trình khách hàng, tăng cường năng lực phê duyệt và quản trị rủi ro cũng như duy trì hệ thống ổn định. Với những nỗ lực trên, tập khách hàng ngày một gia tăng của Techcombank có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, để phục vụ nhu cầu đầu tư của khách hàng, Techcombank đã giới thiệu sản phẩm lần đầu có mặt trên thị trường là chứng chỉ tiền gửi có khà năng chuyển nhượng - Bào Lộc và đưa ra chương trình định danh khách hàng trực tuyến

và thẻ kỹ thuật sổ đế thu hút thêm khách hàng mới - chiếm 25% tổng số thè phát hành mới.

- Phát triển và nâng cao chất lượng SPDV phi tín dụng: Trong năm

2020, Ngân hàng đã đầu tư vào dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây để tiếp tục tăng cường hiệu năng, mức độ ổn định, hiệu quả chi phí và tốc độ cung cấp dịch vụ ra thị trường. Điện toán đám mây giúp Ngân hàng gia tăng mạnh mẽ các cơ hội với các đổi tác trong hệ thống sinh thái và có thể nhanh chóng giới thiệu ra thị trường các SPDV mang tính cá nhân hóa cao cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Techcombank đã và sẽ tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn an ninh quốc tế, đồng thờituyển dụng những chuyên gia an ninh tốt nhất để đàm bảo tính bảo mật cho khách hàng, đồng thời ngân hàng đã xây dụng Khối Dữ liệu và Phân tích (DnA) với mục tiêu cụ thể nhằm: thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, giảm chi phí vận hành, cải thiện năng suất, mở ra những cơ hội kinh doanh mới dựa trên am hiểu sâu sắc về khách hàng. Sự kiện thành lập Văn phòng chuyển đổi vào năm 2020 đã thúc đẩy hành trình lấy khách hàng là trọng tâm và dẫn dắt bởi dữ liệu số hóa. Để thúc đấy việc trở thành ngân hàng giao dịch chính với khách hàng và tạo nên sự tăng trưởng bền vững, Techcombank tiến hành triển khai một danh sách các sáng kiến chuyển đổi trong nhiều năm nhằm: thiết kế ra những sản phẩm ngân hàng số, được đơn giản hóa, phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng trên nền tảng trải nghiệm đa kênh, qua đó thúc đẩy quá trình tìm kiếm, giao dịch và tương tác số hóa đồng thời gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng; số hóa cấu trúc các quy trình cốt lõi, từ quản lý tín dụng đến tuân thủ quy định để mang lại sự tăng trưởng hiệu quả và bền vững; tạo động lực mới cho tăng trưởng số hóa và xử lý các vấn đề khách quan của khách hàng bằng cách tận dụng hệ sinh thái của các đối tác của Techcombank. Trong năm 2020, Ngân hàng đã phát triển sâu hơn mối quan hệ số hóa với các khách hàng. Số lượng khách hàng sử dụng thanh toán không tiền mặt đã tăng từ 19% lên 54%, về phía khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ mua bán ngoại hối và chuyển tiền ra nước ngoài qua

các kênh số hóa cũng tăng trưởng nhanh chóng và đạt mức 69,8%.

Từ kinh nghiệm của các ngân hàng trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo cho Agribank như sau:

Một là, nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu phát triển và thực

lực của ngân hàng, từ đó đưa ra những chiến lược, chính sách phát triển phù hợp. Dựa trên mục tiêu phát triển của mình, Agribank sẽ xây dựng được các chính sách về khách hàng, chính sách biểu phí dịch vụ, chiến lược phát triển và quảng bá sản phẩm. Tổng hợp những chiến lược và chính sách trên Agribank sẽ đưa ra chiến lược phát triển tổng thể cho ngân hàng mình.

Hai là, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới đồng thời nâng

cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đang có đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng số. Cả 3 ngân hàng Vietcombank, MBBank và Techcombank đều đang tập trung phát triển và cảithiện các dịch vụ ngân hàng số của mình. Vietcombank đã triển khai thành công dịch vụ ngân hàng số Vietcombank Digital, MBBank tập trung phát triển các dịch vụ áp dụng công nghệ mới như eKYC – Định danh khách hàng, RPA, Cloud – điện toán đám mây, Ai- Trí tuệ nhân tạo…, Techcombank thì tiếp tục phát triển các dịch vụ thanh toán phi tiền mặt. Những biện pháp này của 3 ngân hàng đã mang đến những hiệu quả rõ rệt trong việc gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng và đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng muốn hướng đến mô hình ngân hàng hiện đại.

Ba là, chú trọng đầu tư yếu tố công nghệ. Yếu tố công nghệ giúp giảm

chi phí hoạt động của ngân hàng. Mặt khác ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giúp giảm chi phí đáng kể cho ngân hàng.

Bốn là, xây dựng chiến lược quảng bá, phân phối sản phẩm nhằm tạo

quảng bá có thể được xây dựng theo sản phẩm, theo từng thời điểm hoặc kết hợp cả hai yếu tố.

Năm là, chú trọng đầu tư vào con người. Dịch vụ phi tín dụng của

ngân hàng được tạo dựng nên dựa trên nguồn lực về công nghệ và con người của ngân hàng đó vì vậy ngoài việc chú trọng vào yếu tố công nghệ, Agribank cũng cần phải chú trọng vào yếu tố con người. Nguồn nhân lực tốt cũng giúp ngân hàng tăng năng suất lao động từ đó giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w