6.2.3.1. Nhận mẫu
Kiểm tra cảm quan mẫu
- Nhân viên phòng thí nghiệm cần kiểm tra cảm quan bằng mắt đối với các mẫu được nhận để đảm bảo rằng nhãn mẫu phù hợp với các thông tin trong đơn yêu cầu thử nghiệm, cần ghi lại các vấn đề phát hiện được, kèm theo ngày và chữ ký. Nếu thấy có sai sót, hoặc nếu mẫu chắc chắn đã bị hồng, tình trạng thực tế này cần được ghi ngay vào đơn yêu cầu thử nghiệm. Mọi thắc mắc, nghi vấn cần được thông báo ngay lập tức cho người gửi mẫu.
Bảo quản
- Các mẫu trước khi thử nghiệm, các mẫu lưu (xem Phần 3, Khoản 20) và bất kỳ Phần nào của mẫu còn lại sau khi tiến hành tất cả các thử nghiệm cần phải được bảo quản một cách an toàn, chú ý đến các Điều kiện bảo quản cụ thể của mẫu.
Chuyến mẫu đi kiểm nghiệm
- Người có trách nhiệm chỉ định các phòng ban, đơn vị cụ thể sẽ được gửi mẫu đến để kiểm nghiệm.
- Việc kiểm tra một mẫu chỉ được bắt đầu sau khi nhận được phiếu yêu cầu thử nghiệm.
- Các mẫu phải được bảo quản đúng cho đến khi nhận được tất cả các tài liệu có liên quan.
- Việc yêu cầu thử nghiệm bằng miệng chỉ được chấp nhận trong trường hợp khẩn cấp, cần ghi lại tất cả các thông tin chi tiết ngay lập tức trong khi chờ nhận được văn bản xác nhận.
- Trừ khi sử dụng hệ thống máy tính, các bản sao của tất cả các tài liệu cần được đi kèm với từng mẫu đã gắn mã số khi gửi đến các đơn vị thực hiện.
- Thử nghiệm phải được thực hiện như mô tả trong Phần 3, Khoản 17.
6.2.3.2. Hồ sơ kiếm nghiệm
Nội dung
- Hồ sơ kiểm nghiệm phải bao gồm các thông tin sau: a). Mã số đăng ký của mẫu (xem Phần 3, Khoản 14.9);
b) Đánh số trang, bao gồm cả tổng số trang (kể cả phụ lục); c) Ngày yêu cầu thử nghiệm;
d) Ngảy thử nghiệm bắt đầu và ngày hoàn thành e) Tên và chữ ký của kiểm nghiệm viên
f) Mô tả các mẫu nhận được
g) Tham chiếu tới tiêu chuẩn chất lượng và bản mô tả chi tiết phương pháp thứ nghiệm sử dụng để phân tích mẫu bao gồm cả giới hạn tiêu chuẩn.