Bạn đọc: Con heo người Bắc kêu con lợn nhưng cái bánh da lợn lại là của người Đàng Trong? Và phim sex thì người Bắc cũng kêu phim con heo chứ hổng phải phim con lợn? (Sáu Hậu & Hai Le).
Học giả An Chi: Xin chào các bạn
đã hội tụ tại đây và xin lần lượt trả lời các bạn như sau.
Thực ra, người Đàng Trong cũng từng gọi “heo” là “lợn”. Từ Đàng Ngoài, họ đã đem theo “lợn” vào Đàng Trong. Bằng chứng là Dictionarium Anamitico Latinum (1772-73) của Pierre Pigneaux de Béhaine, lấy tiếng Đàng Trong làm nền tảng, cũng đã ghi nhận cho ta mục “lợn” với 3 mục phụ: “giỏ da lợn”; “bánh da lợn” và “thịt lợn”. Đặc biệt, trong Đại Nam quấc âm tự vị, Hnh-Tịnh Paulus Của cịn ghi nhận danh ngữ “màu da lợn” với lời giảng “màu da heo, có nhiều sắc trắng đỏ xen lộn, cũng như lớp nạc, lớp mỡ”. Danh ngữ kép này cũng được tỉnh lược thành danh ngữ đơn “da lợn” để chỉ màu sắc và dáng vẻ, như trong “bánh da lợn” mà H.-T. Paulus Của giảng là “bánh làm giống cái da heo, phân ra trắng đỏ nhiều lớp”. Đây là chuyện trong Nam nhưng ngồi Bắc thì vẫn có xài “heo” mà cái chứng cứ rõ
rệt nhất là thành ngữ “nói toạc móng heo”, vốn khơng phải là sản phẩm của Đàng Trong. Vậy thì cả “lợn” lẫn “heo” đều xuất phát từ Đàng Ngoài và ta có thể ngược lên nguồn mà suy luận rằng, trước kia đã có một sự phân cơng - mà ta chưa biết được lý do - khiến cho “lợn” thì đi với “da” thành “da lợn” mà “heo” lại đi với “móng” thành “móng heo”. Và lưu dân đã đem “da lợn” từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong rồi dùng danh ngữ này mà đặt tên cho một thứ bánh được làm ra là “bánh da lợn” - mà Đàng Ngồi khơng có - sau khi họ tiếp xúc với người Miền Dưới (tức Malaysia và Indonesia) về phương diện ẩm thực. Cái bánh này đã chết tên trước khi dân Đàng Trong thay “lợn” bằng “heo” theo xu hướng “dị hóa ngơn ngữ” với Đàng Ngồi kiểu thay “bát” bằng “chén”, “ơ” bằng “dù”, “cốc” bằng “ly”, “khỏe” bằng “mạnh”, “ốm” bằng “đau”, “gầy” bằng “ốm”, “đun” bằng “nấu”, “là” bằng “ủi”, v.v… Còn chuyện “phim con heo chứ khơng phải phim con lợn” thì khơng khó giải thích vì về mặt văn hóa - xã hội thì trước 1975, dân miền Nam có điều kiện cơng khai xem phim sex mà miền Bắc thì khơng. Do đó, cái tên “phim con heo” ra đời ở miền Nam là chuyện thường tình và sau khi
đất nước thống nhất thì loại phim đó đã chết tên trên các phương tiện truyền thông từ trước.
Bạn đọc: Từ nguyên của BÁT (chén
cơm) hẳn là từ 钵. Nhưng BÁT trong “bình bát” cũng có thể là hình thức tỉnh lược của 钵多罗 mà người ta mượn trực tiếp (từ kinh sách Phật giáo), thay vì tự tạo ra cái từ chỉ cái “bình đựng giống hình cái bát”? Nghĩa là vốn có hai từ đồng âm gần nghĩa trong Hán ngữ, mà cái thứ hai MƯỢN từ tiếng Phạn? (Cong Minh Do).
Học giả An Chi: Để biện luận cho
thật rạch rịi, chúng tơi xin gọi từ “bát” thứ nhất của bạn là “bát1” và từ “bát” thứ hai (tức “bát” trong “bát đa la”) là “bát2”. Thực ra, ở đây, ta chỉ có một từ “bát” chứ không phải hai từ đồng âm. “Bát1” mà bạn ngỡ là đồng âm với “bát2” (trong “bát đa la” [钵多罗]) thì lại đích thị là nó, tức là “bát2” chứ khơng phải bất cứ âm tiết hay từ nào khác. Cái “bát” dùng để đựng cơm của người Việt miền Bắc, tức cái “chén” của người Việt miền Nam thì Tàu gọi là “oản” [碗], thường đọc thành “uyển”, mà chắc chắn là hồi xưa người Việt cũng có xài. Bằng chứng là nó đã được dùng làm khn để đóng xơi cúng Phật. Về mặt vật thực thì nó là cái khn cịn về
mặt ngơn ngữ thì nó là hốn dụ dùng để chỉ cái khối xơi được đóng từ cái “oản”, nên cũng được gọi là “oản”, mà Việt Nam tự điển của Khai Trí Tiến Đức giảng là “lễ - phẩm làm bằng xơi, đóng vào khn thành hình trịn”, với những thí dụ như “Giữ bụt thì ăn oản”, “Đếm bụt mà đóng oản”, v.v... Cái khn đó, ban đầu hẳn phải là cái “oản” (= bát/ chén), rồi về sau mới bị “biến tấu” theo một vài hình thù hơi khác. Vậy, đối với Tàu thì “bát” [鉢] khơng dùng để chỉ “bát/chén” của Việt Nam. Đối với Tàu thì “bát” là vật dùng đựng thức ăn của nhà Phật, tỉnh lược từ ba chữ/tiếng “bát đa la” [鉢多羅], mà Tàu dùng để phiên âm danh từ “pātra” của tiếng Sanskrit, có nghĩa là đồ dùng để đựng thức ăn, thức uống (không kể những nghĩa khác). Vậy cứ theo từ nguyên thì “bát” là từ dùng để chỉ cái vật đựng thức ăn thức uống nói chung trong tiếng Sanskrit, vào đến tiếng Tàu thì nó đã trở thành vật chun dùng của nhà Phật rồi vào đến tiếng Việt thì nó trở thành vật đựng cơm hoặc những thức khác, bây giờ chủ yếu chỉ còn dùng ở miền Bắc.
(Xem tiếp kỳ sau số 533, thứ Ba ngày 21-6-2016)
A.C