Tình Huynh đệ Chân Thành
Muôn loài sinh bởi một Cha Năm châu bốn bể đều là anh em Phan Sinh khiêm tốn dịu hiền
Noi gƣơng Thiên Chúa, tập nhìn yêu thƣơng Đón ngƣời nhƣ một hồng ân
Tiếp nhau nhƣ thể hiện thân con ngƣời Hòa mình thân ái mọi nơi
Những ai hèn mọn ta thời ƣu tiên Sẵn lòng tìm cách nâng lên
Xứng hợp phẩm giá con chiên chuộc rồi
Vâng! Nói đến tình Huynh đệ thì ai ai cũng đều có và cần có. Tình huynh đệ luôn xuất hiện ở mọi nơi, trong gia đình, xã hội của con ngƣời và đặc biệt là trong mọi thời đại. Nhất là trong cuộc sống hiện nay, rất cần tình huynh đệ. Huynh đệ là gì? Huynh đệ tức là anh em, tình huynh đệ mà chúng ta đang đề cập chính là tình anh em, một thứ tình cảm thiêng liêng gắn bó và gần gũi. Không nhất thiết chúng ta phải đƣợc sinh ra cùng một mẹ hay cùng một dòng máu mới đƣợc gọi là huynh đệ. Bất cứ nơi đâu hay bất cứ ai đều có thể trở thành những ngƣời anh em thân thiết của nhau, bằng sợi dây liên kết, đó chính là sự “Chân Thành”. Để có một tình huynh đệ tốt, đầy yêu thƣơng thì mỗi ngƣời chúng ta cần phải cố gắng rất nhiều. Đặc biệt là trong cuộc sống hôm nay còn lắm khó khan, điều xấu và việc tốt lẫn lộn làm con ngƣời ta mất phƣơng hƣớng. Vậy nên ta cần một bàn tay vững chắc để nâng ta dậ cũng nhƣ dìu ta bƣớc đi trong thời khắc khó khan trong cuộc sống. Đó cũng là lúc ta phải biết gạt đi những ích kỷ, ham muốn và những mƣu toan, những đố kị, ghen ghét của bản thân để tìm thấy đƣợc tình Huynh đệ thực sự nhƣ thánh Phanxicô đã dạy.
Tôi xin nhập vai vào một câu chuyện nhỏ sau đây của một ngƣời bạn mà tôi quen biết để kể lại cho các bạn việc ngƣời bạn này đã tìm đƣợc tình Huynh đệ trong gia đình Phan Sinh nhƣ thế nào:
Từ lúc vào giới trẻ Phan Sinh, mặc dù đã đƣợc nghe rất nhiều nhƣng tôi chƣa hiểu đƣợc tình Huynh đệ nhƣ thế nào? Tuy lúc nào đi sinh hoạt Phan Sinh tôi đều đọc trong 16 điều tâm niệm có câu “Tình Huynh đệ chân thành” nhƣng chƣa một lần nào tôi suy nghĩ hay đụng chạm tới những điều đó. Và cũng vì thế mà tôi ít nhìn hay quan tâm đến ngƣời anh em của mình.
Vào giới trẻ Phan Sinh đã lâu, nên tôi đƣợc bầu vào thành viên Ban thƣờng vụ. Thật oái ăm, tôi là một ngƣời khó tính, động một tí là tôi lại quát ầm lên. Vì thế mà tôi đã không nhìn và hiểu đƣợc ngƣời anh em của mình
đang nghĩ gì, muốn gì? Và ngƣời đó ngày càng ghét tôi mà tôi cũng không hay biết. Một lần trong cuộc họp, dù rất đông ngƣời nhƣng tôi đã nói to tiếng với ngƣời anh em đó. Chính những sự nóng nảy, không kiềm chế đƣợc bản thân mà tôi đã không hiểu đƣợc ngƣời đó cần gì. Từ đó trở đi, chúng tôi rất ghét nhau, chẳng muốn nhìn mặt nhau tí nào. Mặc dù rất buồn vì bản thân nhƣng tôi không thể đón nhận ngƣời anh em đó dù chỉ là một câu nói nhỏ nhẹ hay một ánh mắt liếc qua.
Thời gian cứ qua đi, ngày mà các bạn trẻ Phan Sinh mong đợi đã lâu đó chính là khóa huấn luyện cho giới trẻ Phan Sinh. Nói thật là tôi chẳng thích thú gì mấy chuyện này, với lại tôi phải làm việc khác nên không phải tham gia. Lạ thay, thầy trợ úy gọi và buộc tôi phải tham gia khóa huấn luyện đầy đủ, việc khác thì không phải lo. Oái ăm làm sao, tôi đành miễn cƣỡng vâng lời. Trong đầu luôn nghĩ đi thì có ích lợi gì đâu chứ, chỉ nghe mấy thứ vớ vẩn, chán ngắt. Thật bất ngờ, những bài giảng của cha và thầy trợ úy đã làm tôi sang mắt ra. Càng nghe tôi càng thích, linh đạo Phan Sinh, những đức tính căn bản của ngƣời Phan Sinh, đồng trách nhiệm trong công việc, nhƣng tôi vẫn hứng thú nhất là bài giảng về “Tình Huynh đệ chân thành” trng 16 điều tâm niệm. Bây giờ tôi mới biết tình Huynh đệ là nhƣ thế nào. Nghĩ đến chuyện trƣớc đây, tôi thấy mình thật ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình, thật xấu hổ. Và tôi quyết tâm phải thay đổi con ngƣời mình, phải gạt bỏ những khiếm khuyết để có đƣợc một tình anh em thật sự. Sau ngày tập huấn, thầy trợ úy gặp riêng tôi để nói về tình anh em, phải biết tha thứ và bao dung, bắt tay hòa giải với nhau. Tôi chợt giật mình, thầy biết chuyện của mình và ngƣời đó hay sao mà nói vậy? Thật là ngại quá. Rồi thầy mời tôi vào họp cùng Ban phục vụ. Tƣởng là thầy nói chuyện gì ai ngờ thầy bảo “anh em trong ban phục vụ bắt tay làm hòa và hứa sẽ đoàn kết để chung tay làm việc”. Ôi trời! Sao nhanh quá vậy? Mặc dù tôi đã có ý định hòa giải nhƣng tôi đâu nghĩ lại nhanh nhƣ vậy. Mặt tôi đỏ bừng lên, thật là rất sốc, may mà có mấy ngƣời chọc vui nên tôi đỡ ngƣợng. Tôi đã mạnh dạn hứa và đồng hành cùng anh em và bắt tay với ngƣời mà tôi đã từng không ƣa. Ngƣời tôi nóng ran nhƣng tràn ngập hạnh phúc vì tôi đã biết mở lòng đón nhận ngƣời anh em để có một tình Huynh đệ chân thành.
Các bạn thấy không, chỉ có tình Huynh đệ mới thực sự đem lại niềm vui, tình đoàn kết và hoàn thành công việc. Các bạn còn chờ gì nữa hãy mở lòng mình ra để đón nhận những ngƣời anh em. Vì chúng ta là anh em một nhà và con một cha mà.
Đăng Khoa, Đặng Văn Hậu Xứ Thuận Nghĩa, Miền Bắc Vinh
CẢM XÚC SAU ĐỢT TẬP HUẤN Ở GIA HÒA