Quan hệ hai bờ

Một phần của tài liệu 2021-2022 Taiwan at a Glance (Vietnamese) (Trang 26 - 27)

Kể từ khi dời sang Đài Loan vào năm 1949, chính phủ đã thực thi chủ quyền với đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Kim Môn, quần đảo Mã Tổ cùng một loạt các đảo nhỏ hơn, trong khi Trung Quốc nằm dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Bắt đầu với sự tăng tốc của quá trình dân chủ hóa ở Đài Loan vào cuối thập niên 1980, rất nhiều những hạn chế liên quan tới trao đổi dân sự với Trung Quốc đã được dỡ bỏ. Ngày nay, Đài Loan là một trong những nhà đầu tư

Quỹ giao lưu hai bờ eo biển có trụ sở tại thành phố Đài Bắc tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán và liên lạc giữa hai bờ eo biển. (Ảnh: Chin Hung-hao)

Tháng 12 năm 1987, Đài Loan xóa bỏ lệnh cấm du lịch tới Trung Quốc đối với những trường hợp có người thân họ hàng ở đó. Xóa bỏ hồn tồn giới hạn về đối tượng người Đài Loan sang du lịch Trung Quốc, có hiệu lực từ tháng 12 năm 2008 bằng việc mở đường bay thẳng.

lớn nhất của Trung Quốc. Từ năm 1991 đến cuối tháng 5 năm 2021, đã có 44.577 hạng mục đầu tư được phê duyệt ở Trung Quốc với tổng trị giá 193,51 tỷ đô la Mỹ. Năm 2020, giá trị thương mại giữa hai bờ eo biển là 166 tỷ đô la Mỹ.

Tháng 6 năm 2008, các cuộc đối thoại được thơng lệ hóa giữa Quỹ giao lưu hai bờ eo biển của Đài Loan và Hiệp hội Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan của Trung Quốc được nối lại sau 10 năm gián đoạn. Đến tháng 8 năm 2015, 11 vòng đàm phán đã được tổ chức luân phiên giữa hai bên, đem lại 23 hiệp định chính thức (21 hiệp định đã có hiệu lực) và 2 thỏa thuận. Trong đó, có ý nghĩa nhất là Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế giữa hai bờ eo biển (ECFA) được ký kết vào vào tháng 6 năm 2010, với mục đích bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu 2021-2022 Taiwan at a Glance (Vietnamese) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)