KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn học tài CHÍNH QUỐC tế đề tài mối QUAN hệ GIỮA NEO tỷ GIÁ và lạm PHÁT ở VIỆT NAM (Trang 42 - 50)

Với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang cố gắng xây dựng một nền kinh tế với cơ cấu phù hợp với một nước công nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô được coi là nhiệm vụ thường xuyên, duy trì các cân đối vĩ mô được coi là nhiệm vụ trung hạn và cơ cấu lại nền kinh tế thuộc nhiệm vụ trung, dài hạn. Các chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là chính sách tài chính và tiền tệ phải được vận dụng một cách hài hòa cho việc thực hiện các mục tiêu trong điểm này.

Nằm trong hệ thống chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái được coi là một trong những nhân tố quan trọng việc ổn định, lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn tới, các chế độ neo tỷ giá phải được điều hành một cách linh hoạt theo thị trường, gắn liền với mối quan hệ lãi suất nội và ngoại tệ, theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Để việc neo tỷ giá thực sự linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, trong chương 4 này nhóm nghiên cứu xin đề xuất khuyến nghị nhằm cải thiện những tác động của chế độ neo tỷ giá đảm bảo chính sách mục tiêu lạm phát của Việt Nam.

Thứ nhất, cơ chế tỷ giá linh hoạt được coi như là điều kiện tiên quyết cho việc

vận hành chính sách mục tiêu lạm phát. Tuy vậy, nếu xem xét đến các điều kiện cho môi trường vận hành cơ chế tỷ giá linh hoạt ở Việt Nam thì khả năng áp dụng là rất hạn chế. Yêu cầu quan trọng nhất cho một cơ chế tỷ giá linh hoạt là sức mạnh can thiệp thị trường của NHNN; sự phát triển của thị trường bảo hiểm trạng thái ngoại hối của các chủ thể tham gia thị trường. Cả hai yếu tố này đang còn thiếu. Hơn nữa, duy trì cơ chế tỷ giá linh hoạt đồng nhất với việc chấp nhận ảnh hưởng của tỷ giá pass- through tới mức giá cả nội địa. Một nền kinh tế phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu như Việt Nam sẽ rất dễ phải chịu đựng các cú sốc ảnh hưởng qua tỷ giá và cuối cùng, chi phối khu vực nhập khẩu và nền kinh tế. Vì thế, song song với việc tạo lập nền tảng cho một chính sách tỷ giá linh hoạt, trước mắt Việt Nam nên duy trì cơ chế tỷ giá hiện hành (pegged exchange rate within horizontal bands) nhưng với biên độ giao động nới rộng hơn, trước khi hình thành một cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết và không thông báo trước. NHNN vẫn giữ quyền can thiệp thị trường khi tỷ giá biến động vượt khỏi biên độ cho phép. Tuy nhiên, yêu cầu giải trình xu hướng và lý do can thiệp cho công chúng là đặc điểm của chính sách mục tiêu lạm phát cần tuân thủ.

Song song với sự linh hoạt trong cơ chế tỷ giá theo lộ trình, NHNN cần cân nhắc cơ chế cung cấp thông tin, dự báo minh bạch, chủ động để định hướng thị trường. Cơ chế này không chỉ xác định nội dung của thông tin mà còn xác định các kênh cung cấp thông tin một cách thường xuyên và giải thích các thay đổi chính sách khi cần thiết. Mục tiêu là thiết lập mối liên hệ thường xuyên giữa các nhà hoạch định chính sách và những người chịu sự giám sát chính sách, để chủ động kiểm soát các xu hướng thị trường. Vấn đề này trước mắt không thể thay đổi, người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách cần thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn của công chúng về việc sử dụng các kênh thông tin chính thống.

Thứ hai, vấn đề cốt lõi để có một cơ chế tỷ giá do thị trường quyết định là thị

trường ngoại hối phải thực sự tích cực và mức độ thanh khoản cao. Mặc dù NHNN đã triển khai một loạt các giải pháp nhằm kiểm soát ngoại tệ, hạn chế tình trạng đô la hóa, hiện tồn tại hai dấu hiệu thể hiện sự thiếu tích cực của thị trường ngoại hối: Tồn tại thị trường nợ ngoại tệ qua ngân hàng; và tồn tại một lượng ngoại tệ lớn trong dân mà con số ước tính có thể căn cứ vào khoản mục sai số khá lớn hàng năm của cán cân thanh toán quốc tế. Tổng hai khoản này, số ngoại tệ trong tay dân cư như là công cụ tích lũy tài sản lên tới hàng chục tỷ đô. Với bản chất tích lũy tài sản, số tiền này không tham gia thị trường với tư cách là nguồn cung ngoại tệ mà tham gia để đầu cơ chênh lệch giá, tạo cung, cầu ảo, làm sai lệch tỷ giá thị trường. Vì thế, việc sử dụng các giải pháp nhằm giảm sự hấp dẫn của các khoản tiền gửi ngoại tệ, tiến tới chấm dứt việc cho phép gửi, vay ngoại tệ là giải pháp cần triển khai tiếp tục sau quyết định về giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ, kiểm soát đối tượng được phép vay ngoại tệ, chính sách phân biệt chế độ bảo hiểm tiền gửi giữa VND và ngoại tệ.

Thứ ba, không nên neo tỷ giá vào một loại ngoại tệ duy nhất là USD. Có một

thực tế là đồng USD đang là đồng tiền thống trị trên thị trường thế giới, đồng thời hầu hết các giao dịch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với nhiều quốc gia khác nhau đều được thực hiện bằng USD. Tuy nhiên, tính theo lượng xuất nhập khẩu sau thị trường Mỹ, chúng ta vẫn còn một số lượng lớn giao dịch bằng các đồng tiền khác, chẳng hạn như đồng EUR sang EU và đồng Yen sang Nhật Bản (hai thị trường này hiện chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam) và đồng Nhân dân tệ với Trung Quốc. Ngoài ra, vay nợ bằng Euro và Yen cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nợ nước ngoài.

Do vậy, nên có công thức neo tỷ giá dựa trên rổ ngoại tệ chủ chốt (USD, Euro, Yen và Tệ) có tính đến quyền số của mỗi ngoại tệ trong tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu và tổng vay nợ của nước ta.

Thứ tư, tránh đưa ra tuyên bố mức điều chỉnh tối đa của tỷ giá trong năm. Việc

tuyên bố mức điều chỉnh tối đa cứng của tỷ giá trong năm có tác dụng tốt là thể hiện quyết tâm và ý chí của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước muốn duy trì sự ổn định thị trường và sẵn sàng can thiệp khi cần để đảm bảo sự ổn định đó. Tuyên bố này cũng là định hướng để doanh nghiệp yên tâm lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm mà không phải lo ngại sự biến động lớn của tỷ giá.

Tuy nhiên, việc đưa ra mức điều chỉnh tối đa cứng của tỷ giá trong năm sẽ gặp bất lợi khi tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế biến động mạnh. Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015, USD đã lên giá 24%. Trong khi đó, NHNNđã tuyên bố tỷ giá sẽ được điều chỉnh không quá 2%/năm trong năm 2014 và 2015. Điều đó đã đẩy NHNN vào thế khó xử. Nếu thực hiện đúng tuyên bố đó để giữ chữ tín với thị trường, thì VND được định giá quá cao, gây bất lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế (như nêu trên). Còn nếu điều chỉnh tỷ giá vượt quá 2% để đảm bảo phù hợp với diễn biến thực tế thì Ngân hàng Nhà nước lại chịu tiếng là không giữ đúng cam kết của mình, gây mất niềm tin vào những tuyên bố tiếp theo.

Thứ năm, không nên để quá lâu không điều chỉnh tỷ giá. Việc USD liên tục tăng

giá trong khi NHNN vẫn duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian dài, khiến khi buộc phải điều chỉnh tỷ giá cho sát thực tế sẽ phải điều chỉnh với biên độ lớn, gây ra cú sốc bất ổn lớn. Do vậy, nên điều chỉnh tỷ giá thường xuyên hơn, song mỗi lần với biên độ điều chỉnh nhỏ để tránh gây sốc thị trường.

Tiếp cận từ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính sách mục tiêu lạm phát, cơ chế tỷ giá của Việt Nam cần một lộ trình thích hợp để đạt được mức độ linh hoạt cần thiết. Trước mắt, cần tạo lập các điều kiện cho phép thị trường ngoại hối vận hành tích cực, NHNN kiểm soát được cung, cầu ngoại tệ và đảm bảo tỷ giá phản ánh chính xác quan hệ này. Việc nới rộng biên độ giao động của tỷ giá và tiến tới sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt có can thiệp sẽ tiến hành song song với việc xác lập mục tiêu lạm phát tương thích. Kinh nghiệm các nước mới nổi khi chuyển sang cơ chế chính sachs mục tiêu lạm phát, cần từ 3-5 năm để đạt được sự tương thích này.

KẾT LUẬN

Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường tiền tệ luôn là một công tác thiết yếu để ổn định tình hình kinh tế trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. Việc nghiên cứu phương thức quản lý của Ngân hàng Nhà nước trước những thách thức của cuộc cách mạng công nghệ số đem lại cái nhìn tổng quát về cách thức Ngân hàng Nhà nước vận hành và điều tiết các công cụ tài chính, mang tầm quan trọng đặc biệt đối với thị trường tiền tệ - thị trường thiết yếu để đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn của nền kinh tế.

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lí luận về tỷ giá, các chế độ neo

tỷ giá, lạm phát và tác động của lạm phát đến nền kinh tế.

Thứ hai, bài nghiên cứu đã thực hiện phân tích định lượng mối quan hệ giữa chế

độ neo tỷ giá và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1996 – nay và đưa ra những thảo luận về kết quả khi hoàn thành kiểm định Pearson với 2 nhân tố trên.

Thứ ba, bài nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị những chính sách về chế độ neo

tỷ giá nhằm đảm bảo chính sách mục tiêu lạm phát cho Việt Nam .

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, nhóm đã tập trung nghiên cứu các tài liệu, vận dụng các kiến thức đã học tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được các đóng góp để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Mai Thu Hiền đã hướng

dẫn nhóm để có cơ hội được nghiên cứu và tìm hiểu sâu về đề tài “Mối quan hệ giữa neo tỷ giá và Lạm phát tại Việt Nam”. Từ đó, lĩnh hội được các kiến thức chuyên sâu về các chế độ tỷ giá, các chính sách đảm bảo tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Đỗ Đức Bình (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Kinh tế quốc dân

2. https://www.imf.org/external/np/mfd/er/2004/eng/0604.htm

3. Doe, L., & Diallo, M. L. (1995). ECONOMIC ACTIVITY AND INFLATION UNDER FIXED EXCHANGE RATE: THE CASE OF IVORY COAST / L’ACTIVIÉ ÉCONOMIQUE ET L’INFLATION EN RÉGIME DE TAUX DE CHANGE FIXE: LE CAS DE LA CÔTE D’IVOIRE. Savings and Development, 19(4), 437–452. http://www.jstor.org/stable/25830558

4. Ehsan U. Choudhri, Dalia S. Hakura, Exchange rate pass-through to domestic

prices: Does the inflationary environment matter?, Journal of International Money and Finance,

Volume 25, Issue 4, 2006, Pages 614-639, ISSN 0261- 5606,https://doi.org/10.1016/j.jimonfin.2005.11.009

5. Laura Alfaro, Inflation, openness, and exchange-rate regimes: The quest for short-term commitment, Journal of Development Economics, Volume 77, Issue 1, 2005, Pages 229-249, ISSN 0304-3878, https://doi.org/10.1016/j.jdeveco.2004.02.006

6. Alfaro, Laura. (2004). Inflation, Openness, and Exchange-Rate Regimes: The Quest for Short-Term Commitment. Journal of Development Economics. Volume 77. Pages 229-249, 10.1016/j.jdeveco.2004.02.006

7. Biswajit Mohanty & N.R. Bhanumurthy (2014) Exchange Rate Regimes and Inflation: Evidence from India, International Economic Journal, 28:2, Pages 311-332, 10.1080/10168737.2014.905618

8. Bleaney, Michael & Fielding, David. (2002). Exchange rate regimes, inflation and output volatility in developing countries. Journal of Development Economics. Volume 68, Pages 233-245, 10.1016/S0304-3878(02)00002-0

PHỤC LỤC

Trong bài có sử dụng một số đoạn mã Python nhằm thực hiện xử lý dữ liệu, kiểm định và vẽ đồ thị trực quan hóa. Dưới đây là các đoạn mã Python đó.

1. Đoạn mã xử lý, nối hai bảng CPI và neo tỷ giá song phương thực tế:

2. Một số đoạn mã trực quan hóa:

3. Đoạn mã tính toán và kiểm định tương quan:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn học tài CHÍNH QUỐC tế đề tài mối QUAN hệ GIỮA NEO tỷ GIÁ và lạm PHÁT ở VIỆT NAM (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w