Theo nghiên cứu của Brooks (2007) thì việc kết hợp giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong công việc là cách tốt nhất để dự đoán động lực làm
việc của nhân viên, nếu nhân viên có sự hài lòng trong công việc càng lớn thì họ sẽ có nhiều nỗ lực hơn trong quá trình làm việc.
Trong nghiên cứu này, thang đo sự hài lòng của nhân viên được phát triển bởi Brooks (2007), lần lượt được mã hóa từ HL1 đến HL3 như bảng dưới:
Bảng 3.10: Thang đo sự hài lòng của nhân viên NHÂN TỐ
PHỤ THUỘC
MÃ HÓA BIẾN QUAN SÁT
Sự hài lòng của nhân viên (HL)
HL1 Anh/Chị hài lòng với công việc hiện tại.
HL2 Anh/ Chị cảm thấy hãnh diện, tự hào khi làm việc
cho công ty
HL3 Anh/Chị mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.
(Nguồn: Theo thang đo của Brooks (2007))
Kết luận chương 3
Chương 3 trình bày hệ thống phương pháp được thực hiện từ giai đoạn quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo đến các phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 5 bước bao gồm từ xác định đề tài nghiên cứu đến bước cuối cùng là viết báo cáo và đề ra đề xuất hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu. Chín nhân tố độc lập và một nhân tố phụ thuộc được thiết kế các thang đo chi tiết thành 42 biến quan sát dựa trên những thang đo của những công trình nghiên cứu liên quan trước đó, một số được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và cụ thể là mảng bán lẻ của VietinBank trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực hiện khảo sát trực tiếp với kích thước mẫu n = 368. Chương này cũng đã trình bày bộ phương pháp xử lý thông tin gồm (1) Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA; và (3) Phân tích hồi quy tuyến tính, ANOVA kiểm định giả thuyết. Các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS16.0
Trong chương 4 kế tiếp sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu rút ra được từ hệ thống phương pháp nghiên cứu đã được trình bày ở chương này.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hai chương đầu đã xây dựng hệ thống lý thuyết và phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên. Theo đó các nhân tố được xem xét bao gồm (1) Bản chất công việc; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Mối quan hệ với cấp trên; (4) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (5) Lương thưởng; (6) Điều kiện làm việc; (7) phúc lợi; (8) Quy trình hoạt động; (9) Đánh giá thành tích trong công việc. Song song với những nhân tố này đồng thời là những nhân tố độc lập là những giả thuyết về mối quan hệ của từng nhân tố với nhân tố phụ thuộc sự hài lòng của nhân viên. Chương này đi đến giai đoạn cuối cùng là ghi nhận, phân tích những kết quả nghiên cứu, đặc biệt là kiểm chứng những giả thuyết đã đưa ra.
Cụ thể, chương này phân tích kết quả nghiên cứu sau khi thu thập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Những kết quả này thu được từ hệ thống phương pháp đã được trình bày ở chương trước bao gồm: (1) Thống kê mô tả mẫu; (2) Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; (3) Phân tích nhân tố khám phá EFA; (4) và Phân tích hồi quy tuyến tính.