Hợp đồng tín dụng ngân hàng vô hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở việt nam (Trang 25 - 27)

Hợp đồng tín dụng bị vô hiệu khi hợp đồng ký không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tùy theo mức độ vi phạm hợp đồng mà ta phân loại thành hợp đồng vô hiệu tương đối và hơp đồng vô hiệu tuyệt đối.

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật vầ trái đạo đức xã hội ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng nhà nước và xã hội. Thời hiệu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là tương đối.

Hợp đồng vô hiệu tương đối nếu hợp đồng chỉ ảnh hưởng đến lợi ích một bên. Hợp đồng vô hiệu khi một bên hoặc các bên tham gia hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan

hoặc Viện kiểm sát, tổ chức xã hội yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu. Thời hiệu hợp đồng 2 năm kể từ ngày giao kết.

Đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng, có thể bị tuyên bố vô hiệu tuyệt đối nếu hợp đồng ký kết vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu danh mục đích của hợp đồng trái pháp luật điều 9.1 quy chế cho vay

Trong TH hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không thể được xác lập ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công thì hượp đồng vô hiệu chỉ ảnh hưởng tới lợi ích chủ thể và vẫn có thể được xác lập nếu như các chủ thể có thẩm quyền từ bỏ quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu

7. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng

7.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp HĐTDNH

Khái niệmtranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng các bên tham gia quân hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện và các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng Tranh chấp hợp đồng phải có các yếu tố sau:

- Có 1 quan hệ hợp đồng tốn tại giữa các bên

- Có sự vi phạm nghĩa vụ của 1 bên ảnh hưởng đến lợi ích bên kia

- Có sự bất đồng ý kiến về sự vi phạm; xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm

 Như vậy không phải mọi vi phạm hợp đồng đều dẫn tới tranh chấp có những vi phạm hợp đồng không dẫn tới tranh chấp nếu như các bên không bày tỏ ra bên ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ đối với nhau bằng có hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng từ

Đặc điểm riêng của tranh chấp hợp đồng

- Chủ yếu liên quan đến nghĩa vụ thanh toán của các khoản cho vay - Nguyên đơn chủ yếu là các tổ chức tín dụng

- Việc khởi kiện là bước đường cùng

- Chủ yếu là tranh chấp kinh doanh thương mại • Phân loại

Căn cứ vào các quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại:

Thứ nhất, Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng là tranh chấp kinh doanh thương mại. Đó là tranh chấp giữa một bên là tổ chức tín dụng và một bên là khách hàng vay vốn đều có đăng ký kinh doanh và cùng mục đích lợi nhuận. Ngoài ra tranh chấp giữa một bên là tổ chức tín dụng với khách hàng là vay cá nhân không đăng ký kinh doanh có mục đích lợi nhuận mà bên này lựa chọn luật thương mại thì tranh chấp này cũng là tranh chấp kinh doanh thương mại.

Thứ hai, tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng là tranh chấp dân sự đối với những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa một bên là tổ chức tín dụng với khách hàng vay là tổ chức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005 thì đó là tranh chấp dân sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở việt nam (Trang 25 - 27)