Thứ nhất, vấn đề hợp đồng soạn sẵn.
Để có thể giải quyết vấn đề này, cần phải triển khai những giải pháp hiệu quả, tác động về cả phía chủ thẻ và ngân hàng.
Về phía khách hàng, phương pháp cần thiết và mang lại hiệu quả khả quan nhất, trong giai đoạn hiện nay, chính là nâng cao nhận thức người tiêu dùng. Sự tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của chính quyền và các tổ chức xã hội sẽ giúp người tiêu dùng nhận thức rõ ràng về quyền lợi của mình, qua đó có thể đưa ra những quyết định sáng suốt trong q trình sử dụng dịch vụ. Chính vì vậy, việc tăng cường tổ chức các buổi hội thảo về quyền lợi người tiêu dùng, các buổi tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm là vơ cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể ở từng địa phương như tổ chức các buổi hướng dẫn thủ tục, tuyên truyền các rủi ro về hợp đồng… sẽ giúp người tiêu dùng có những quyết định tỉnh táo, chính xác trước khi sử dụng bất kì loại hình dịch vụ nào.
Về phía các tổ chức phát hành thẻ, việc yêu cầu điều chỉnh các nội dung trong hợp đồng sử dụng thẻ là hết sức cần thiết, hướng đến việc cân bằng và đảm bảo quyền lợi các bên.
Xét tình hình thực tiễn ở Việt Nam, có thể thấy hoạt động của Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa chất lượng và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vietnam Standard and Consumers Association - VINASTAS) chưa thật sự hiệu quả và phát huy tác dụng. Những hành động đấu tranh cương quyết để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng hầu như chưa có, mới chỉ dừng lại ở mức độ khiếu nại, phản ánh. Do đó, thơng qua kinh nghiệm từ các nước EU, có thể nhận thấy việc phát triển và nâng cao tầm ảnh hưởng của
VINASTAS là vô cùng cần thiết. Không những vậy, việc sử dụng quyền lực Nhà nước tác động lên các tổ chức phát hành thẻ, buộc họ thay đổi nội dung hợp đồng soạn sẵn là khá khó khăn nếu so sánh với việc sử dụng sức ép từ cộng đồng người tiêu dùng, buộc các ngân hàng phải tự ý thức và định hướng lại các điều khoản sử dụng thẻ.
Thứ hai, vấn đề phí sử dụng dịch vụ.
Để có thể hạn chế sự tăng lên tùy tiện của các loại phí sử dụng thẻ, phương pháp hiệu quả và duy nhất chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan có thẩm quyền. Chỉ có như vậy mới có thể đưa ra được một biểu phí vừa đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với quy luật thị trường, vừa đảm bảo các quyền lợi và nhu cầu cho người tiêu dùng Việt Nam. Song song đó, việc yêu cầu các tổ chức phát hành thẻ loại bỏ các khoản phí vơ lí cũng như quy định quy trình điều tra các hình vi vi phạm và các hình thức xử phạt phù hợp khơng thể đến từ các tổ chức xã hội mà chỉ có thể do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành và đảm bảo việc thực hiện.
Thứ ba, vấn đề lãi suất của thẻ ghi nợ (thẻ thấu chi).
Như đã phân tích ở trên, mức lãi suất cho vay đối với thẻ ghi nợ là khá cao. Để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, việc đầu tiên là Ngân hàng Nhà nước cần ban hành Thông tư quy định cụ thể trần lãi suất đối với thẻ ghi nợ. Theo đó, cần quy định mức lãi suất cho vay đối với thẻ ghi nợ không được vượt quá mức lãi suất cho vay mà Ngân hàng Nhà nước đã quy định - chỉ nên giao động từ 12-15%/năm. Xét về mặt an tồn tín dụng, điều này hồn tồn hợp lý. Tương tự hình thức như cho vay tín chấp, TCTD đã nắm đầy đủ các thông tin của khách hàng, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ thường trú,… Thêm vào đó, để giảm thiểu rủi ro, TCTD có thể quy định hạn mức cho thẻ thấu chi. Kết hợp hai yếu tố đó, chắc chắn sẽ bảo đảm hài hịa quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của TCTD. Việc thứ hai là, cần cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ thẻ ghi nợ cho khách hàng khi sử dụng. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành Thông tư quy định về việc cơng bố thơng tin tín dụng về lĩnh vực dịch vụ thẻ ngân hàng nói chung
và thẻ ghi nợ nói riêng. Cụ thể, cần quy định chi tiết trong hợp đồng bao gồm: tổng số tiền, thời gian và điều kiện phát hành thẻ ghi nợ, việc quản lý rút vốn, lãi suất vay vốn, số lượng và các đợt trả dần, thông tin về quyền rút khỏi hợp đồng và quyền trả nợ trước hạn (bao gồm cả thông tin về việc làm thế nào để chấm dứt hợp đồng). Người tiêu dùng có quyền nhận được tất cả các thông tin - bằng văn bản hoặc trên một phương tiện lưu trữ thơng tin, và có thể hiểu một cách thấu đáo các thơng tin đó. Khơng những vậy, khi cần thiết họ có thể tham khảo ý kiến với một người khác hoặc so sánh với bất kỳ phụ phí khác trước khi quyết định ký kết hợp đồng. Sau khi rút khỏi hợp đồng, người tiêu dùng có nghĩa vụ phải hồn trả lại số nợ một cách khơng chậm trễ và không quá 30 ngày, kể từ ngày gửi đơn rút khỏi hợp đồng. Hoàn lại số tiền vay cộng với lãi mà chủ nợ được hưởng nếu không rút khỏi hợp đồng, trong thời gian tính từ ngày bắt đầu được vay cho đến ngày số tiền nợ được hoàn trả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
2. Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn và dịch vụ trung gian thanh tốn, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2016.
3. Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2018.
4. Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2016
5. Thông tư số 28/2019/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.
6. Thông tư số 22/2020/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2021.
7. Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.