Quả bóng lăn qua đường, nhưng người chớ có chạy qua

Một phần của tài liệu 5616-khang-dinh-chinh-minh-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 43 - 45)

Tối nay hai bố con đánh bóng trong sân, không cẩn thận làm bóng rơi xuống dốc núi. Con vừa chạy đuổi theo, vừa ngăn quả bóng lại. Thấy bóng lăn qua đường, cũng may con không lao theo bóng mà chạy qua đường, bởi vì một chiếc ôtô vừa phóng vụt tới. Con còn nhớ lúc bóng lăn qua đường, ba đã hét lên thế nào phía sau con không. Ba hét lên

rằng: “Kệ quả bóng lăn qua đường, còn nguời không được qua”. Lúc còn nhỏ, ông nội của con cũng thường nhắc nhở ba như thế. Vậy nên mỗi lần gặp trường hợp bóng lăn qua

đường, ba vẫn thường nhớ lại câu nói đó mà dừng bước, đứng nhìn thật cẩn thận hai bên

đường rồi mới chạy qua nhặt bóng. Mặc dù nói: “Người không được qua” thực ra nguời cũng qua đường rồi, chỉ có điều không phải qua đường một cách vội vã bất cẩn mà thôi. Sau đó, lúc mới lên trung học, có một lần ba chạy theo một chiếc xe buýt khi chợt nhìn thấy nó cách bến không xa, nhưng không cẩn thận nên bị ngã một cú đau. Tay, chân, đầu gối bị rách và chảy máu. Bà nội con trách ba: “Ba con lúc còn sống không phải đã nói với con rằng: “Bóng lăn qua đường, nhưng nguời chớ có chạy qua rồi đó sao?”

Ba mươi năm qua đi, câu nói đó vẫn còn mãi trong kí ức của ba. Ông nội nói “quả bóng” cũng để tượng trưng cho những thứ khác như hộ chiếu, đồng hồđeo tay, bút máy, tiền bạc hay những đồ vật quí báu…

Khi ba bị cướp giật trong ngõ hẻm; khi ba vẽ kí họa trên cầu, không may bị gió cuốn giấy vẽ xuống sông; khi lên núi, balô bị rơi xuống dốc. Rất nhiều lần khác nữa, rõ ràng biết rằng chỉ cần chộp vội một cái là có thể giật lại được những thứ của mình, nhưng ba vẫn giữđược thái độ bình tĩnh giống nhưđứa trẻ năm nào đứng bên đường thanh thản nhìn thứđồ chơi yêu quí nhất của mình lăn qua đường vậy.

Có thể con thấy rất ngạc nhiên vì nguời cha vốn thường rất can đảm và đầy sức sống của con bỗng dưng lại trở nên yếu đuối nhường ấy. Nhưng tại sao con không tự hỏi rằng ba

đã làm bao nhiêu việc to lớn, đã trải qua bao hoàn cảnh hiểm nghèo mà vẫn đứng vững hiên ngang?

Lúc còn trong quân đội, có một viên chỉ huy cao lớn, khôi ngô, mỗi lần chỉ huy huấn luyện, ông ta chỉ cần đứng lên phía trên, chẳng cần phải hò hét cũng đã có đủ uy phong

để chỉđạo nguời khác.

Còn nhớ hồi đó mỗi lần huấn luyện cách bò trườn tiến công, chỉ cần thấy chiến sĩ nào giơ

cao chân lên một chút là viên chỉ huy đó tiến đến đạp một cái thật mạnh vào chân: “Nếu

đây là trận đánh thật thì cái chân này của đồng chí đã bị bắn nát từ lâu rồi!” Nói xong viên chỉ huy đó đứng ra làm mẫu ngay. Mặc dù có thân hình và đôi chân to lớn, nhưng khi nằm, cả cái thân hình to lớn ấy phút chốc trở nên mỏng dính, ép sát xuống mặt đất. Sau cùng ba kể con nghe một câu chuyện thú vị thế này: Gần đây ba đọc được một báo cáo nghiên cứu nói rằng, theo thống kê, những đứa trẻ khi học mẫu giáo nhìn thấy thức

ăn nhưng không ăn ngay mà chờ thứ khác ngon hơn, những đứa trẻấy khi học lên trung học thường có kết quả học tập tốt hơn.

Nếu ví những thức ăn kia là quả bóng lăn qua đường, thì những đứa trẻ biết chờđợi, biết nghĩ xa hơn một chút, không phải sẽđứng bên đường bình tĩnh quan sát hay sao? “Bóng lăn qua đường. nhưng nguời chớ có chạy qua”. Câu nói học được từ ông nội, giờđây ba tặng lại cho con, hi vọng nó sẽ có ích cho con suốt cả cuộc đời.

Anh ta tự mình đứng ra làm mẫu. Một con nguời cao lớn phút chốc mỏng dính lại, ép sát xuống mặt đất.

Chương 21

Một phần của tài liệu 5616-khang-dinh-chinh-minh-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)