Sức Chung Thật Hiệu: Những bằng chứng vãng sanh do dự bị chu đáo cho phút lâm chung [89] Chân Đễ: Tình thương yêu, hòa thuận đối với anh em.

Một phần của tài liệu An Quang Dai Su o Thuong Hai (Trang 76 - 77)

IV. Sớ trùng tu ao phóng sanh chùa Cực Lạ cở Nam Tầm[90]

4. Sức Chung Thật Hiệu: Những bằng chứng vãng sanh do dự bị chu đáo cho phút lâm chung [89] Chân Đễ: Tình thương yêu, hòa thuận đối với anh em.

[89] Chân Đễ: Tình thương yêu, hòa thuận đối với anh em.

[90] Thị trấn Nam Tầm thuộc thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang.

[91] Dị loại: Khác chủng loại. Do loài vật không thuộc loài người nên thường được gọi là Dị Loại.

[92] Nguyên văn: “Điểu, thú, ngư, miết hàm nhược”. Trong bài tựa cho cuốn Vệ Sinh Tập, Tổ đã giải thích: “Nhược là thuận. Hàm Nhược có nghĩa là đều được thuận theo thiên tánh, chẳng vướng

mắc nỗi khổ bị sát hại”. Ở đây, chúng tôi chỉ dịch tóm gọn là “chim, thú, cá, ba ba đều được sống yên vui”.

[93] Tử Sản (không rõ năm sinh – mất năm 522 trước Công nguyên), tên thật là Công Tôn Kiều, tự Tử Sản, hiệu là Tử Khương, sống vào thời Xuân Thu, người nước Trịnh. Ông chính là dòng dõi của Trịnh Mục Công, nổi tiếng thông minh từ nhỏ, rất giỏi về cai trị, làm chức Khanh đời Trịnh Giản Công, chấp chính suốt hai mươi ba năm, rất nhân từ. Ông tiến hành nhiều cải cách quan trọng, chỉnh đốn quyền tư hữu ruộng đất của quý tộc để nông dân có ruộng làm, định lại sắc thuế cho hợp lý hơn. Ông là người đầu tiên cho biên soạn hình luật và cho khắc tân luật lên một cái đỉnh to đặt trong cung vua để mọi người đều được biết luật. Ông chủ trương thuyết Nhân Bản, và cũng được coi là một trong những Nho Gia điển hình trước thời Khổng Tử. Không rõ chuyện nuôi cá của ông ta được trích từ điển tích nào.

[94] Đời Xuân Thu, Tùy Hầu (vua nước Tùy) đi ra ngoài chơi thấy một con rắn bị người ta đánh gần chết, vứt trên vệ đường, động lòng thương xót, liền sai tùy tùng đem thuốc cứu rắn, rồi đem thả đi. Ít lâu sau, rắn từ sông ngoi lên, nhả tặng vua một viên minh châu để báo ân cứu mạng. Do vậy, viên ngọc ấy thường được gọi là Tùy Hầu Châu, hoặc Linh Xà Châu. Sách Sưu Thần Ký mô tả viên

ngọc ấy như sau: “Kích thước tròn trặn chừng một tấc, trắng muốt, ban đêm tỏa ánh sáng, có thể

soi sáng cả gian phòng”.

[95] Có lần Dương Bảo vào Hoa Sơn thấy con chim sẻ bị thương rơi xuống đất, máu me bê bết, cảm thương ông liền đem về băng bó, chăm sóc, khi chim lành bèn thả đi. Chim tha đến bốn cái chén ngọc, lại nói: “Mong con cháu ông sẽ trắng trong, tinh thuần như bạch ngọc”. Đêm ấy, ông mộng thấy một vị trời mặc áo vàng đến bảo: “Tôi là con chim sẻ vàng được ông cứu mạng. Tôi vốn là sứ giả của Tây Vương Mẫu, bị thương giữa đường. May được ông cứu giúp, nay được trở về Nam Hải nên đến đáp tạ”. Về sau, con cháu ông đều nổi tiếng đức hạnh, hiển đạt.

[96] Nhan Chân Khanh (707-784), tự Thanh Thần, thường được gọi là Lỗ Công (vì ông được phong chức Lỗ Quận Khai Quốc Công), là một thư pháp gia nổi tiếng thời Đường. Tuy cũng là thi nhân, thơ ông không nổi tiếng như các nhà thơ khác thời Thịnh Đường. Tài thư pháp của ông được người

đương thời bình luận: “Phóng khoáng nhưng không buông tuồng, dễ dãi nhưng không vụng về, đặt

bút viết xuống là được ngay”.Lối viết Khải Thư của ông được coi là mẫu mực cho mọi hành giả

viết chữ Khải Thư về sau. Ông còn được coi là truyền nhân của Trương Húc về lối chữ Thảo. [97] Quan quả cô độc: Quan là góa vợ, quả là góa chồng, cô là mất cha mẹ, độc là không con cái. [98] Vợ chồng sống hạnh phúc đến già với nhau.

Một phần của tài liệu An Quang Dai Su o Thuong Hai (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)