Kinh nghiệm của D&B

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI "XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM'''' pptx (Trang 43 - 49)

D&B là một nhà cung cấp thông tin hàng đầu trên thế giới, chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các doang nghiệp, giúp ích cho các quyết định cho vay, marketing và mua bán trên toàn thế giới.D&B có thể giúp phân tích hiệu quả các thông tin doanh nghiệp.

Những sản phẩm và dịch vụ của D&B được chế biến từ kho dữ liệu lớn nhất thế giới. Đểđảm bảo tính đúng đắn vàđầy đủ của kho dữ liệu, D&B đã sử dụng mọi công cụ thu thập thông tin phức tạp và liên tục cập nhật đểđưa ra những cách thức có hiệu quả nhất tiếp cận với doanh nghiệp thông qua những thông tin được phân tích tỉ mỉ.

D&B cung cấp một bức tranh đầy đủ về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, cóđánh giá về tính ổn định tài chính của doanh nghiệp. Bản báo cáo thông tin của D&B cung cấp những thông tin hữu ích trong việc dựđoán những nguy cơ tiềm ẩn về tài chính của một công ty. Bản báo cáo bao gồm những thông tin thiết yếu về doanh nghiệp như:

- Xác định thình hình thanh toán yếu kém của một công ty hoặc xác định công ty đã trải qua những khó khăn lớn về tài chính.

- Sử dụng các tỷ số tài chính để giúp cho nhà tín dụng thu hồi được tiền khi cho vay.

- So sánh công ty này với các công ty khác trong cùng ngành, ở cùng địa phương hoặc trong một nước.

- Xem xét lai lịch của những người sở hữu doanh nghiệp.

- Xem xét số lần thay đổi trụ sở của một công ty hoặc sự phục hồi của công ty sau các sự kiện đặc biệt như thiên tai, cháy nổ.

- Đưa ra các thông tin về kiện tụng liên quan đến doanh nghiệp. - Phân tích các báo cáo tài chính.

D&B đi sâu vào phân tích các báo cáo tài chính và phân tích các tỷ số tài chính . Việc phân tích tài chính sẽ giúp cho việc tiên đoán khả năng tài chính của một công ty trong việc thanh toán các khoản nợ trong một khoảng thời gian, Kết quả của các tỷ số tài chính được so sánh với một nhóm các công ty hàng đầu trong cùng ngành để nhận biết liệu công ty có kỳ thu tiền bình quân nhanh hơn các công ty trong cùng ngành hay không?

Liệu công ty làm ăn có lãi hơn công ty cùng ngành nghề không? So sánh các công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng vùng lãnh thổ, cùng số nhân viên để cóđược cái nhìn về công ty tốt hơn. Thông tin kho dữ liệu của D&B để biết được liệu công ty có bị kiện tụng trong những năm gần đây.

Bản báo cáo thông tin của D&B là một nguồn thông tin giúp các công ty cóđược những thông tin đã phân tích về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, về khả năng sinh lời và về tính ổn định của doanh nghiệp . Các báo cáo gồm thông tin sâu về doanh nghiệp như báo cáo tài chính và dữ liệu về thanh toán để giúp người sử dụng thông tin cóđược những quyết định tín dụng, kế hoạch bán hàng và phát hiện ra những cơ hội kinh doanh.

D&B đưa ra các cách thức phân tích doanh nghiệp để cóđược quyết định đầu tư có hiệu quả, thông qua phân tích tình hình lịch sử doanh nghiệp để xem xét độđáp ứng các nghĩa vụ tài chính, xem doanh nghiệp đa hoạt động được bao lâu , những người sở hữu doanh nghiệp, xem xét kỹ tình hình pháp lý doanh nghiệp và loại sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Hơn nữa, D&B đánh giá cụ thể khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh dể xác định khả năng của từng doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ tại từng thời điểm. Việc đánh giá doanh nghiệp cũng được đặt trong điều kiện của từng quốc gia, từng ngành.

2.2.2.6. Kinh nghiệm của CIC thuộc Ngân hàng nhà nước Việt nam

CIC là một trong những tổ chức duy nhất tiến hành việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp ở Việt nam. Sau gần 3 năm tiến hành việc phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (trong đó có 2 năm thíđiểm), CIC đã cóđiều kiện tiếp xúc với một số tổ chức xếp loại tín dụng doanh nghiệp của các

nước vàđã có những thành công bước đầu trong việc xếp hạng tín dụng. Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng ở CIC áp dụng phương pháp cho điểm các chỉ tiêu, từđó tổng hợp điểm của các chỉ tiêu, dựa trên tổng sốđiểm đạt được sẽ xếp hạng các doanh nghiệp một cách thích hợp,bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin, dữ liệu có liên quan cho việc phân tích, xếp hạng

Bước 2: Xác định ngành kinh tế của doanh nghiệp Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp

Bước 4: Phân tích các chỉ tiêu cơ bản Bước 5: Đối chiếu với bảng tính điểm Bước 6: Tổng hợp kết quả tính điểm

Bước 7: Kiểm tra vàđưa ra các kết quả phân tích, xếp hạng BIỂU 04: BẢNGXẾPHẠNGDOANHNGHIỆPCỦA CIC Sốđiểm Ký hiệu

xếp hạng

Nội dung

181-200 AAA Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, hiệu quả cao triển vọng phát triển rất tốt.

161-180 AA Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, hiệu quả cao triển vọng phát triển rất tốt. Rủi ro thấp

141-160 A Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, Rủi ro thấp

121-140 BBB Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính ít có vấn đề, có tiềm năng phát triển, Rủi ro thấp

101-120 BB Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và cónhững nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro bắt đầu đáng lưu tâm.

81-100 B Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro trung bình

61-80 CCC Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro trung bình kém

41-60 CC Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Độ rủi ro cao

Dưới 41 C Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro cao

Quá trình xếp hạng này có những ưu điểm nhất định nhưđơn giản, dễ thực hiện, nhưng bên cạch đó còn rất nhiều hạn chế.

Thứ nhất, phương pháp này có tính chủ quan, chủ yếu phụ thuộc vào việc đánh giá các doanh nghiệp do những nhà phân tích chuyên làm nhiệm vụ xếp hạng thực hiện. Các nhà phân tích sử dụng tất cả nhưng thông tin có thể thu thập được về doanh nghiệp. Những thông tin này có thể từ nguồn công khai hoặc từ những nguồn có tính chất riêng tư. Tuy nhiên, nhà phân tích cho điểm các thông tin đầu vào một cách chủ quan để phục vụ cho việc phân tích của mình.

Thứ hai, không có lý rõ ràng về tầm quan trọng của các chỉ tiêu, cũng như mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu này và kết quả xếp hạng.

Trên đây là những kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số nước trong khu vực và trên thế giới, được thu thập thông quađề tài khoa học “ Giải pháp hoàn thiện một bước việc phân tích, xếp loại doanh nghiệp đối với trung tâm thông tin tín dụng (CIC)”. Những tài liệu tham khảo trên đã góp phần rất đáng kể vào quá trình xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt nam củađề tài này.Sẽ là bài học quí giá nếu biết tân dụng, học hỏi những kinh nghiệm đóđể vận dụng vào việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp Việt nam của tác giả.

Với quan điểm đó, tác giả sẽ cố gắng học hỏi, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây cũng nhưkinh nghiệm hoạt động xếp hạng doanh nghiệp của các nước vàở Việt Nam. Tuy nhiên, qua các tài liệu thu thập được và thực tế cho thấy chỉ có thể dễ hơn đối với những kiến thức công khai, còn các kiến thức ngầm, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng, kỹ xảo thì lại không dễ dàng tìm kiếm được. Việc này bắt buộc phải học tập trực tiếp hoặc thông qua các chuyên gia nắm giữ những kiến thức đó.Đối với bản thân của tác giả thì việc này còn trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.Vì vậy, trong luận văn này tác giả chỉ có thểđưa ra được mô hình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp ở Việt nam một cách thích hợp nhất có thể.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI "XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM'''' pptx (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w