Itipi so Bhagavà Araham Sammàsambuddho Vijjàcaranasampanno Sugato Lokavidù Anuttaro Purisadammasàrathi Satthà devamanussànam Buddho Bhagavàti
Itipi so: Thật vậy, vị ấy là ... Bhagavà: đức Thế Tôn.
Araham: người không còn ô nhiễm, bậc A-la-hán, bậc Ứng Cúng.
Sammàsambuddho: đấng Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác, Bậc Tự Giác
Ngộ hoàn toàn, không ai chỉ dạy.
Vijjàcaranasampanno: Minh Hạnh Túc, người có trí tuệ và đức hạnh thành
tựu một cách trọn vẹn.
Sugato: bậc Thiện Thệ, vị đã ra đi một cách trọn vẹn, đã Niết-bàn. Lokavidù: người hiểu biết rõ ràng về thế gian, Thế Gian Giải. Anuttaro: không gì hơn được, Vô Thượng Sĩ.
Purisadammasàrathi: người có khả năng điều khiển, huấn luyện kẻ khác,
Ðiều Ngự Trượng Phu.
Satthà devamanussànam: vị thầy của chư thiên và loài người, Thiên Nhân
Sư.
Buddho: bậc đã giác ngộ, đức Phật. Bhagavà: Đức Thế Tôn.
Nghĩa toàn câu: "Thật vậy, bậc đáng kính trọng ấy là A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn."
Đây là đoạn văn rất thường gặp trong các bài kinh thuộc Đại Tạng Kinh do ngài Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ. Đó cũng là 10 Danh
hiệu của Đức Phật. Tuy nhiên, trong một vài kinh sách, chúng ta chỉ thấy đề cập đến 9 danh hiệu, đó là vì 2 danh hiệu Vô Thượng Sĩ và Ðiều Ngự
Trượng Phu đôi khi được gộp chung thành một, như có giải thích trong bộ
luận Thanh Tịnh Đạo, Chương VII, của ngài Phật Âm (Buddhaghosa). Ngoài ra, trong nhiều kinh sách Bắc tông, có thấy thêm vào danh hiệu Như
Lai, tạo ra 11 danh hiệu. Để có được con số 10 danh hiệu, có sách gộp chung Vô Thượng Sĩ và Điều Ngự Trượng Phu thành một, hay gộp chung Phật và Thế Tôn thành một danh hiệu.
Trong quyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, Hoa Kỳ, có dịch là:
Hồng danh Phật nhiệm mầu Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh đủ đầy, Ðức ân Thiện Thệ cao dày,
Bậc Thế Gian Giải chỉ bày lý chân, Vô Thượng Sĩ pháp âm tịnh diệu, Bậc Trượng Phu Ðiều Ngự độ sanh, Thiên Nhân Sư đấng cha lành,
Phật Ðà toàn giác, Thế Tôn trong đời.
*