3. Nhƣng vì con, ngƣời bạn xứng đáng, khăng khăng nài nỉ ta, Ta không thể từ chối – Ta sẽ nói thẳng thắn.
GIAI ĐOẠN THÀNH TỰU Bản tánh của Tâm thức
Bản tánh của Tâm thức
38. Bất cứ cái gì xuất hiện đều là vọng tưởng và khơng có hiện hữu thật sự; Sanh tử và niết bàn chỉ là những tư tưởng và khơng gì khác hơn.
Nếu con có thể giải thốt những tư tưởng ngay khi chúng vừa khởi lên, điều ấy bao gồm mọi giai đoạn của con đường; Áp dụng yếu chỉ cho việc giải thốt những tư tưởng, hãy trì tụng thần chú sáu âm.
Bây giờ chúng ta đi đến những lời dạy về một trong những thực hành thuộc về Đại Toàn Thiện: sự thực hành của giai đoạn thành tựu, siêu việt khỏi mọi thứ ý niệm hóa bất kỳ nào.
Kinh Samadhiraja nói, “Chúng ta cần hiểu rằng, trong thật địa vơ sanh, khơng có cái gì trong mọi thứ chúng ta tri giác – thân thể chúng ta, nhà cửa, xe cộ v.v... – có một hiện hữu thật sự nào.” Nếu các bạn khảo sát kỹ càng bất kỳ sự vật gì, các bạn sẽ khơng thể tìm ra một điểm nào nơi ấy nó được sanh ra, có một điểm nào nơi ấy nó tiếp tục hiện hữu, hay có một điểm nào nơi ấy nó ngừng hiện hữu. Đấy chỉ vì sự kiện liên kết thống chốc của một chuỗi những nhân và những duyên mà một hiện tượng riêng biệt khởi ra, giống như sự kết hợp của những tia sáng mặt trời và một cơn mưa rào mùa hè tạo thành một mống cầu vồng. Nếu các bạn có thể khai triển sự xác tín tồn triệt rằng tồn bộ trị phơ diễn khơng ngừng của những hình tướng huyễn hóa là trống khơng trong bản chất, điều này tự nó là giai đoạn thành tựu tối hậu.
Chúng ta, những chúng sanh bình thường, đã bị thuyết phục rằng tất cả hiện tượng của cả sanh tử lẫn niết bàn trước tiên có sanh ra, rồi hiện hữu theo cách nào đó một thời gian, và cuối cùng thơi hiện hữu. Nhưng nếu chúng ta theo đuổi một nghiệm xét triệt để những sự vật, dùng lý luận của Trung Đạo, chúng ta khơng tìm thấy một phần tử nhỏ nhất nào của hiện hữu trong những hiện tượng ấy. Một khi chúng ta hiểu ra điều đó, thật dễ dàng bng bỏ sanh tử và thốt khỏi sự hấp dẫn của niết bàn, vì cả hai khơng gì khác hơn là những phóng tưởng của tâm thức nhị nguyên. Thấy bằng con mắt của một vị Phật, thì ngay cả sự tích tập cơng đức và thực hành sáu ba la mật đều khơng có bất kỳ thực thể nội tại nào, chúng vô tự tánh.
Dầu chúng ta có thích tin bao nhiêu rằng những sự vật là thường hằng, chúng cũng không là như vậy. Niềm vui hôm qua chuyển thành nỗi buồn hôm nay, nước mắt hôm nay trở thành nụ cười ngày mai. Vì những nhân và duyên khác nhau của chúng tác động, những thức tình, hành động tốt và xấu, sướng và khổ, tất cả có vẻ như thành hình. Tuy nhiên một người giác ngộ khi nhìn vào thế giới của ảo tưởng, nó có vẻ rất thật với chúng ta, người ấy thấy nó khơng có bản chất nào hơn một ảo ảnh hay một vương quốc chinh phục được trong giấc mộng đêm qua. Chính vì chúng ta tin q mạnh mẽ vào sự hiện hữu có thực và hiển nhiên của thế giới vật chất mà chúng ta cảm thấy sự hấp dẫn và ghét bỏ với những sự vật. Khơng có sự mê tín này, tâm thức chúng ta sẽ không lệ thuộc vào mọi thứ vọng tưởng ấy và cũng khơng có cái gì là sanh tử nào cả.
Tâm thức bình thường thì thất thường như một con khỉ không chịu yên, phút chốc vui vẻ khi chúng ta vừa cho nó một miếng đồ ăn và thình lình nổi điên ngay khi chúng ta dơ cây gậy về phía nó. Mỗi khoảnh khắc, tâm thức chuyển vào một cái gì mới. Một giây phút chúng ta có thể nghĩ về guru với sự sùng mộ lớn lao, giây phút sau chúng ta khát khao một đối tượng gì ham thích. Những liên tục của tư tưởng và trạng thái tâm thức này thường hằng thay đổi, như những hình thể của những đám mây trong gió, nhưng chúng ta lại gán cho chúng một sự quan trọng lớn lao. Một người già xem những đứa trẻ đang chơi biết rất rõ rằng cái gì đang diễn tiến thì khơng quan trọng chút nào và khơng cảm thấy phấn chấn hay đảo lộn với những gì xảy ra trong trò chơi của chúng. Tuy nhiên, những đứa trẻ thì cho đó là rất nghiêm trọng. Giống như chúng, khi nào chúng ta trải nghiệm khổ đau, thay vì thấy nó như là kết quả như mộng của những hành động xấu trong quá khứ của chúng ta và biến nó thành một dịp may để đảm nhận sự khổ đau của những người khác trên chính chúng ta, chúng ta lại cảm thấy đảo lộn và chán chường. Chúng ta tự nhủ rằng, là một người đã từng thực hành nhiều như thế, chúng ta thực sự không đáng bị những khốn khổ như vậy, và chúng ta bắt đầu cảm thấy hoài nghi về những ân sủng của thầy chúng ta và Tam Bảo. Một thái độ như vậy chỉ làm tăng thêm những khó khăn cho chúng ta.
Tâm thức là cái tạo ra cả sanh tử lẫn niết bàn. Tuy nhiên khơng có gì cả trong ấy – nó chỉ là những tư tưởng. Một khi các bạn nhận ra những tư tưởng là trống không, tâm thức sẽ khơng có quyền lực làm huyễn hoặc các bạn được nữa. Nhưng chừng nào các bạn còn cho những tư tưởng hư vọng ấy là thật, chúng còn tiếp tục hành hạ các bạn một cách khơng thương xót, như chúng đã từng làm suốt vơ số đời quá khứ. Để chiếm hữu được sự kiểm soát trên tâm thức, các bạn cần biết điều cần làm và điều cần tránh, và các bạn cũng cần rất
cảnh giác và thận trọng, thường trực xem xét những tư tưởng, lời nói và hành động của các bạn.
Tâm thức ở trọ trong thân thể như một người du khách trong một căn nhà. Bất cứ điều gì thân thể gặp gỡ, chính là tâm thức thấy, nghe, ngửi, nếm, hay cảm giác nó. Một khi tâm thức ra đi, thân thể chỉ là một cái xác. Nó chẳng để ý cái trước mặt là đẹp hay xấu. Nó chẳng để ý nó được tán dương hay sỉ nhục. Nó khơng cảm thấy thích thú nào khi được bọc trong quần áo thêu thùa, không đớn đau nào khi bị đốt cháy. Tự nó, thân thể là một vật khơng khác gì với một cục đất hay đá. Và khi thân thể và tâm thức lìa nhau, lời nói, là một thứ gì giữa hai cái đó, cũng biến mất, như một tiếng vang tan biến. Đối với thân, ngữ và tâm thức, tâm thức mới là cái đáng kể, và chính cho tâm thức mà Pháp phải được áp dụng.
Khi các bạn nhận biết bản chất trống không của tâm thức, bám chấp rơi rụng và các bạn khơng cịn bị những tư tưởng hư vọng của các bạn cho vào tròng. Khi một Bồ tát giúp đỡ những người khác, ngài khơng có ý niệm nào nhận trở lại một cái gì, hay được ca ngợi vì sự rộng lượng của ngài; ngài khơng có một bám chấp nào vào đức hạnh của ngài. Đây là Quán Thế Âm tuyệt đối, tự thân lịng bi và tánh Khơng.
39. Tự tâm của con, tỏ biết và trống khơng khơng tách lìa,là Pháp thân.
Hãy để mọi sự như nó là trong tánh giản dị nền tảng, và sáng tỏ sẽ tự khởi hiện. Chỉ có khơng làm gì cả con sẽ làm tất cả những việc cần làm; Để cho mọi sự trong tánh Giác trống không trần trụi, hãy trì tụng thần chú sáu âm.
Sẽ khơng hay khi tìm kiếm đâu đó bên ngồi các bạn bản tánh tối hậu của tâm – nó ở bên trong. Khi chúng ta nói đến “tâm”, điều quan trọng là biết chúng ta đang nói về cái tâm bình thường, nghĩa là vơ số chuỗi tư tưởng tạo ra và duy trì trạng thái mê lầm của chúng ta, hay như ở đây, về bản tánh của tâm ở tận nguồn của mọi tư tưởng ấy – trạng thái trong sáng, trống không của tánh giác hồn tồn thốt khỏi mọi mê lầm.
Để minh họa sự phân biệt này, đức Phật dạy rằng có hai cách để thiền định – giống như con chó và giống như con sư tử. Nếu các bạn liệng một cây gậy vào một con chó, nó sẽ đuổi theo cây gậy; nhưng nếu các bạn liệng một cây gậy vào một con sư tử, con sư tử sẽ đuổi theo các bạn. Các bạn có thể liệng nhiều cây gậy như mình muốn vào một con chó, nhưng chỉ một cây gậy vào con sư tử. Khi các bạn hoàn toàn bị quấy rối bởi những tư tưởng, lần lượt chạy theo mỗi tư tưởng với cái đối trị của nó là một cơng việc khơng cùng. Đấy cũng giống như con chó. Tốt hơn là giống như con sư tử, nhìn vào nguồn gốc của
những tư tưởng này, tánh giác trống không, trên bề mặt của nó những tư tưởng chuyển động như những đợt sóng lăn tăn trên mặt hồ, nhưng chiều sâu của nó là trạng thái bất biến của sự đơn giản tối hậu. Ở yên trong sự tương tục khơng lay chuyển của trạng thái này, hãy trì tụng thần chú sáu âm.
Bốn Yoga
Con đường Phật giáo có thể được diễn tả bao quát theo hai hệ thống: nhân thừa và quả thừa. Nhân thừa bao gồm cả Tiểu thừa và Đại thừa tổng quát, nói đến năm con đường; còn quả thừa tức là Mật thừa, nói đến bốn yoga: nhất niệm, đơn giản, một vị và không thiền định.(56) Giáo lý bốn yoga nhắm vào sự hợp nhất của giai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu.
Nhất niệm
40. Hãy để tĩnh lặng cắt đứt đà của những tư tưởng chuyển động; Trong chuyển động thấy thật tánh của tĩnh lặng.
Nơi tĩnh lặng và chuyển động là một, hãy hộ trì tâm tự nhiên; Trong kinh nghiệm của nhất niệm, hãy trì tụng thần chú sáu âm.
Tâm thức nói chung có hai phương diện, tĩnh lặng và chuyển động. Đơi khi tâm thức thì n tĩnh và thốt khỏi những tư tưởng, giống như một cái ao yên bình; đây là tĩnh lặng. Thỉnh thoảng, những tư tưởng phải khởi lên trong đó; đây là chuyển động. Thật ra, dù trong một ý nghĩa, có một chuyển động của những tư tưởng ở trong sự tĩnh lặng, nhưng thật sự khơng có sự khác biệt giữa hai trạng thái này – bản tánh của tĩnh lặng nguyên là tánh Không, bản tánh của chuyển động cũng nguyên là tánh Không. Tĩnh lặng và chuyển động chỉ là hai tên gọi của chỉ một tâm.
Phần lớn thời gian chúng ta không tỉnh giác về trạng thái của tâm thức của mình và khơng chú ý tâm thức là tĩnh lặng hay chuyển động. Trong khi các bạn đang thiền định, một tư tưởng có thể khởi lên trong tâm các bạn – chẳng hạn ý nghĩ đi siêu thị mua đồ. Nếu các bạn tỉnh giác với tư tưởng và ngay đó để nó tự tan biến, bấy giờ đó chính là sự chấm dứt của nó. Nhưng nếu các bạn vẫn không tỉnh giác với cái đang xảy ra và để tư tưởng ấy lớn lên và phát triển, nó sẽ dẫn đến một tư tưởng thứ hai, làm bạn lìa khỏi sự thực hành của các bạn, và rất nhanh các bạn sẽ thấy mình thật sự đứng dậy và đi ra đến chợ. Rồi nhiều tư tưởng và ý niệm nữa sẽ khởi lên – làm sao mua cái này, bán cái nọ... – Đến điểm này các bạn đã rất xa khỏi sự trì tụng mani.
Thật hồn tồn tự nhiên khi những tư tưởng cứ khởi. Vấn đề không phải là cố gắng dừng chúng lại, không thể nào làm thế, mà là giải thoát chúng. Điều này được làm bằng cách an trụ trong một trạng thái của sự đơn giản, nó để cho những tư tưởng khởi lên và lại biến mất mà không xâu thêm vào chuỗi những tư tưởng nào khác. Khi các bạn không kéo dài nữa chuyển động của những tư tưởng, chúng tự tan mất không để lại dấu vết. Khi các bạn không làm hư hỏng trạng thái của tĩnh lặng bằng những tạo tác của trí óc, các bạn có thể duy trì sự thanh tĩnh tự nhiên của tâm thức khơng phải có cố gắng nào. Đơi khi, hãy để cho những tư tưởng của các bạn trôi chảy, và trông chừng bản tánh bất biến ở dưới chúng. Đơi khi, thình lình cắt đứt dịng tư tưởng, hãy nhìn vào tánh giác trần truồng.
Vơ số tư tưởng và ký ức, bị kích thích bởi những khuynh hướng chúng ta đã quen thuộc, khởi lên trong tâm thức. Cái này nối tiếp sau cái kia, mỗi tư tưởng có vẻ biến mất vào quá khứ, chỉ để được thay thế bằng cái tiếp theo, đến lượt cái này trở thành hiện tại thoáng qua cho tâm thức trước khi chính nó nhường chỗ cho những tư tưởng tương lai. Mỗi tư tưởng có khuynh hướng bị lây nhiễm bởi cái đà chuyển động của một tư tưởng trước nó, đến độ ảnh hưởng của một chuỗi tư tưởng lớn lên theo thời gian; điều này được gọi là “sợi dây xích của mê lầm.” Như cái chúng ta gọi là một tràng hạt thật ra là một chuỗi của những hạt đơn lẻ, cũng thế cái chúng ta thường gọi là tâm chỉ là một tiếp nối của những tư tưởng nhất thời; một chuỗi tư tưởng tạo thành dòng của tâm thức, và dòng tâm thức dẫn đến đại dương của hiện hữu. Sự tin tưởng của chúng ta rằng tâm thức là một thực thể là một kết luận được đặt nền trên một thẩm xét không đầy đủ. Chúng ta tin một dịng sơng chúng ta thấy hơm nay cũng vẫn là một dịng sơng chúng ta thấy hơm qua, nhưng trong thật tế một dịng sơng khơng bao giờ ở nguyên dạng dù chỉ một giây – nước làm nên con sông hôm qua chắc hẳn đã là một phần của đại dương bây giờ. Điều tương tự cũng đúng với vô số tư tưởng chạy qua “tâm” chúng ta từ sáng đến chiều. Dòng tâm thức của chúng ta chỉ là một tiếp nối những tư tưởng trong khoảnh khắc; khơng có cái thực thể riêng biệt nào mà các bạn có thể chỉ ra như là một cái tâm.
Bây giờ, nếu chúng ta nghiệm xét thẩm tra tiến trình tư tưởng theo luận lý của Trung Đạo, sẽ trở nên rõ ràng rằng những tư tưởng quá khứ thì đã chết, như một cái xác. Những tư tưởng tương lai thì chưa sanh. Ngay những tư tưởng hiện tại, chúng không thể nói được là có những đặc tính nào như nơi chốn, màu sắc, hay hình dạng; chúng khơng để lại dấu vết; và thực vậy chúng khơng được tìm thấy ở đâu cả. Thật ra, khơng thể có điểm tiếp xúc giữa những tư tưởng quá khứ, hiện tại và tương lai; nếu như có một tương tục thật sự giữa chúng, chẳng hạn như giữa một tư tưởng quá khứ và một tư tưởng hiện tại,
điều này tất yếu có nghĩa là hoặc tư tưởng quá khứ là hiện tại hay tư tưởng hiện tại là quá khứ. Nếu quá khứ có thể thực sự trải dài đến hiện tại theo cách này, thì theo như vậy tương lai cũng phải đã có mặt trong hiện tại. Thế nhưng không biết về bản chất thật sự của những tư tưởng, chúng ta duy trì thói quen nhìn chúng như là nối kết tương tục với nhau, cái này sau cái kia; đây là gốc rễ của mê lầm, vọng tưởng và là cái khiến chúng ta càng ngày càng bị thống trị bởi những tư tưởng và xúc cảm của chúng ta, cho đến khi sự lầm lạc điên đảo hoàn toàn ngự trị.
Điều quan trọng cốt tử là tỉnh giác với sự sanh khởi của những tư tưởng và làm lặng những con sóng tư tưởng tấn công các bạn. Giận dữ chẳng hạn là một khuynh hướng tàn phá cực kỳ làm hư hỏng tất cả những phẩm tính tốt đẹp các bạn có thể có. Khơng có ai vui thích sống cùng với một người sân hận. Khơng có cái gì rất đáng sợ một cách nội tại nơi sự xuất hiện của những con rắn, nhưng bởi vì thường thường chúng rất dễ tấn công, nên chỉ thấy chúng là đã gây ra sợ hãi hết hồn. Trong một người hay một con rắn, một ưu thế của