Quy trình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánhLáng Hạ

Một phần của tài liệu Đề tài " Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ” pptx (Trang 47 - 56)

Chương 2 Thực trạng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ

2.3.1 Quy trình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánhLáng Hạ

Quy trình cho vay được tiến hành theo 3 bước: + Thẩm định trước khi cho vay

+ Kiểm tra, giám sát trong khi vay

+ Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi vay Có thể chi tiết theo các nội dung sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn

Khoa NH - TC

việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng, CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay

Bộ hồ sơ cần thiết bao gồm: - Hồ sơ pháp lý:

+ Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền + Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp

+ Quyết định thành lập đối với công ty TNHH một thành viên + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vv…….

- Hồ sơ khoản vay

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh

+ Các báo cáo tài chính ba năm gần nhất

+ Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán

+ Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn vv…. - Hồ sơ bảo đảm tiền vay

+ Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản + Giấy tờ chứng nhận bảo hiểm tài sản

+ Các giấy tờ khác có liên quan vv…. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Khoa NH - TC

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, xác thực của các loại giấy tờ. Đối với các báo cáo tài chính và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả, CBTD sẽ tiến hành thẩm tra, phân tích và thẩm định ở các bước sau để đưa ra các quyết định hợp lý

- Kiểm tra mục đích vay vốn: CBTD sẽ kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh

- Về khách hàng vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về

+Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn

+ Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuât, quy trình công nghệ hiện có của doanh nghiệp

+ Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Đánh giá tài sản đảm bảo khoản vay (nếu có)

- Về phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư

+ Tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư

Khoa NH - TC

+ Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư

+ Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp

+ Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo, chuyên đề về từng ngành nghề

+ Tìm hiểu các phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư cùng loại Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra, xác minh thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng - Thông qua trung tâm thông tin tín dụng

- Các bạn hàng đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và các khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty

- Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn / trước đây đã vay vốn

- Các phương tiện thông tin đại chúng các cơ quan pháp luật Bước5: Phân tích ngành

CBTD phân tích những nôi dung sau để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại

Khoa NH - TC

- Các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật

- Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước

- Những thay đổi về điều kiện lao động

- Chính sách của chính phủ: Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp - Vị thế của doanh nghiệp trong ngành

- Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại Bước 6: Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn

+ Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp

- Tìm hiểu chung về khách hàng

- Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý - Mô hình tổ chức,bố trí lao động của doanh nghiệp

- Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo

+ Phân tích, đánh giá khả năng tài chính

Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính ngay cả các báo cáo đã được kiểm toán nhiều khi không phản ánh đúng sự thật, có thể bị điều chỉnh có dụng ý. Việc kiểm tra bao gồm việc xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu…

Khoa NH - TC

CBTD sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính thực hiện thông qua việc phân tích kết cấu tình hình tài sản và nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh; phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn; phân tích diễn biến và sử dụng vốn lưu động ròng. Việc phân tích này tạo ra các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn.

Ngoài ra, CBTD sẽ dựa vào các hệ số tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp qua việc xem xét mối liên hệ giữa các hệ số. Có nhiều quan điểm phân tích tài chính trong mối quan hệ với khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các hệ số được tính toán là: + Hệ số về khả năng sinh lời

+ Hệ số về khả năng tiêu thị sản phẩm + Hệ số về hoạt động kiểm soát chi phí + Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn

+ Hệ số về khả năng thanh toán + Các tỷ lệ hoàn trả

+ Hệ số về đòn bẩy tài chính Bước 7: Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

CBTD xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên những khía cạnh sau:

- Xem xét quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các chi nhánh trong hệ thống NHNNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội và của NHNNo & PTNT Việt Nam về : dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn (nêu rõ nợ quá hạn), mục đích của các khoản vay, doanh số cho vay, thu nợ, mức độ tín nhiệm. Khách hàng phải thoả mãn yêu cầu không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNNo & PTNT Việt Nam mới được vay mới.

Khoa NH - TC

- Xem xét quan hệ tiền gửi: Xem xét sô dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu của doanh nghiệp tại các chi nhánh của NHNNo & PTNT Việt Nam và tại các ngân hàng khác

Bước 8: Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu như khoản vay được phê duyệt CBTD tiến hành tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa vào đơn xin vay của doanh nghiệp (số tiền rải ngân, thời hạn, lãi suất dự tính). Lưu ý rằng có thể lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn là không cao như mong muốn nhưng bù lại doanh nghiệp luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao thì cũng mang lại lợi ích cho ngân hàng.

Bước 9: Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

CBTD sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về phương án sản xuất kinh doanh bao gồm: tính hợp pháp của mục đích sử dụng vốn vay, cơ cấu sản phẩm dịch vụ, nhu cầu vốn. nguồn vốn sử dụng, thời gian thực hiện.

- Đánh giá thị trường tiêu thụ nhằm xem xét tính khả thi của của phương án tiêu thụ sản phẩm, qua đó đưa ra các dự tính về doanh số bán hàng bao gồm: đánh giá về sản phẩm, nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai, phương thức và mạng lưới tiêu thụ, các chính sách bán hàng, dự kiến khả năng tiêu thụ

- Đánh giá nguồn lực và khả năng sản xuất của doanh nghiệp: Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu, năng lực của tài sản cố định, nguồn nhân lực thực hiện, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất

- Dự tính hiệu quả tài chính của phương án: Kiểm tra kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí,, xác định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở doanh thu, chi phí, thuế

Khoa NH - TC

- Đánh giá kế hoạch vay vốn, trả nợ: Số tiền, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ. Trong đó nhu cầu vay được tính như sau

Bước phân tích phương án sản xuất kinh doanh nhằm làm cơ sở cho việc xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý. các điều kiện cho vay.

Bước10: Kiểm tra thực trạng thực tế và phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Đối với các doanh nghiệp có uy tín, tình hình tài chính tốt thì ngân hàng có thể không yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn. Đối với các trường hợp khác, các khoản vay ngắn hạn được đảm bảo bằng hàng tồn kho, bất động sản hoặc các giấy tờ có giá. CBTD phải kiểm tra thực trạng thực tế của các tài sản này đông thời tiến hành thẩm định giá trị của các tài sản đảm bảo. Bước11: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ xếp loại khách hàng theo các tiêu chí sau: Doanh thu so với năm trước liền kề, lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất tài trợ, nợ quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn, tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành. Căn cứ theo loại tín dụng đối với từng khách hàng là A, B hay là C, ngân hàng sẽ có các chính sách cho vay khác nhau.

Bước 12: Lập báo cáo thẩm định cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập báo cáo thẩm định cho vay. Đây là một tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của doanh nghiệp cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, CB thẩm

Khoa NH - TC

định lựa chọn linh hoạt nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của của phương án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra.

Bước13: Tái thẩm định khoản vay

Tuỳ theo quy định của giám đốc NHNNo & PTNT Việt Nam quy định giá trị khoản vay sẽ phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ. Tổ tái thẩm định phải có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập, ghi rõ ý kiến của mình lên tờ trình về việc cho vay hay không cho vay trình lên giám đốc hoặc người được uỷ quyền xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung công việc nêu trên.

Bước14: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay:

Tuỳ theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng và quan hệ với khách hàng mà ngân hàng quyết định phương thức cho vay. Bước15: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán:

CBTD cùng trưởng phòng tín dụng phối hợp với ban kế hoạch tổng hợp để xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với các khoản vay lớn, mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với các khoản vay ngoại tệ, xác định lãi suất cho khoản vay

Bước 16: Phê duyệt khoản vay

Sau khi nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lậo báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay. Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định, tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được lãnh

Khoa NH - TC

Bước 17: Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo

Bước 18: Giải ngân và kiểm tra, giám sát khoản vay

Bước 19: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Đề tài " Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ” pptx (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w