Dự báo thịtrường gạo thế giới đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam” pot (Trang 29 - 31)

Theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), dân số thế giới năm 2010 sẽđạt 6,7 tỷ người, trong đó có khoảng 4 tỷ người dùng gạo là lương thực chính. Châu Phi và Trung Đông có tốc độ tăng dân số bình quân cao nhất là 2,3% và 2,5%. Các khu vực có tốc độ tăng dân số thấp hơn là Châu Á và Châu Mỹ – Latinh 1,3% và 1,4%. Tốc độ tăng dân sốở các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi thấp hơn 0,5%, thấp nhất ở Nga, Đông Âu, Nhật và Cộng đồng chung châu Âu. Vì vậy các thị trường xuất khẩu gạo lớn trên thế giới trong 10 năm tới sẽ như sau:

Thị trường Châu Á: dân số 3637 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực còn chiếm 4% dân số – khoảng 145,5 triệu người, hiện hằng năm phải nhập khẩu 11 - 12 triệu tấn gạo. Châu Á thiếu gạo tập trung ở một số nước đông dân là Trung Quốc (2,3 triệu tấn), Ấn Độ (1,9 triệu tấn), Inđônêsia (1,2 triệu tấn), Bănglađet (1 triệu tấn), Iran (0,5 triệu tấn), Irắc (0,3 triệu tấn). Trong thời gian tới sản xuất tuy có tăng lên nhưng chưa đủđảm bảo cung cấp theo đà tăng dân số. Đến năm 2010 với mức tăng dân số và tăng trưởng bình quân 1,3% và 5-6%, dân số Châu Á lên đến 4328 triệu người, nhu cầu gạo cần 415 triệu tấn. Thành phần gạo trong cơ cấu khẩu phần lương thực có xu hướng giảm xuống 10 - 15% vàđược thay thế bằng các lương thực thực phẩm khác ở nhiều nước. Vì vậy tuy dân số tăng lên nhưng nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ tăng chậm hơn. Các nước nhập khẩu gạo quan trọng ở Châu Á vẫn là: Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Malaisia, Iran, Irắc, Inđônêsia vàẤn Độ. Nhu cầu gạo nhập khẩu ổn định từ 10 - 11 triệu tấn/năm.

Thị trường Châu Phi: dân số 771 triệu người, trong đó 231,3 triệu người chiếm 30% dân sốđang ở trong tình trạng nghèo lương thực. Ngoài các lương thực khác, hiện gạo đang phải nhập khẩu ổn định từ 10-11 triệu tấn mỗi năm. Châu Phi hiện sản xuất được 4 triệu tấn lúa. Dự kiến đến 2010 dân số Châu Phi lên đến 963,7 triệu người, trong khi khả năng mở rộng sản xuất ngô, lúa mì, tiểu mạch vàđại mạch tăng chậm, vì vậy nhu cầu phải nhập thêm gạo sẽ tiếp tục tăng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 3,5 - 4%, Châu Phi vẫn còn nhiều khó khăn để giảm tỷ lệ dân số nghèo lương thực, đến hết thập kỷ tới ước tính vẫn còn khoảng 20% dân sốđói nghèo, trong đó 10% là nghèo lương thực.

Thị trường Mỹ La Tinh và Caribê: dân số 513 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực chiếm 3% dân số tương đương 15,4 triệu người, đang phải nhập khẩu hàng năm 1 - 1,5 triệu tấn gạo. Khu vực Mỹ La Tinh và Caribê hiện sản xuất được 6 triệu tấn gạo mỗi năm, với tốc độ tăng dân số bình quân 1,7%, đến năm 2010 dự kiến có khoảng 615 triệu người, với tốc độ sản lượng 2,5% năm có thểđủđáp

ứng nhu cầu tiêu dùng gạo. Trong thời gian tới khu vực này vẫn tiếp tục nhập khẩu 5 - 5,5 triệu tấn gạo mỗi năm để thay thế sản xuất trong nước.

Các khu vực khác( Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương): hiện mỗi năm nhập khẩu khoảng 0,8 triệu tấn; chủ yếu là gạo chất lượng cao. Đến 2010, các thị trường này- đặc biệt là Bắc Mỹ do chi phí lao động cao nên sẽ thay thế sản xuất bằng nhập khẩu gạo lên 1,4 triệu tấn một năm. Vì vậy đây sẽ là thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu gạo phẩm cấp cao.

Dựđoán đến năm 2010 sản lượng gạo thế giới sẽđạt 429 triệu tấn, tính bình quân mỗi năm tăng 2,7%. Sản lượng gạo tăng chủ yếu do năng suất tăng 21,1% năm, diện tích gieo trồng lúa 0,51% năm. Theo USDA thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng với tốc độ 2%/năm, và sẽđạt 26,7 triệu tấn vào năm 2010. Trong tương lai nhu cầu về gạo phẩm cấp cao sẽ tăng lên, nhu cầu về gạo phẩm cấp thấp giảm. Các nước xuất khẩu chính trên thế giới vẫn là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ vàẤn Độ. Thái Lan tiếp tục dẫn đầu song sẽ bị mất thị phần cho Việt Nam. Qua đó có thể thấy rằng tiềm năng thị trường gạo thế giới trong tương lai vẫn còn rất lớn cho các nước xuất khẩu gạo.

Đối với Việt Nam trong kế hoạch xuất khẩu gạo đến năm 2010, Bộ Thương mại dự báo, Việt Nam vẫn là một trong 4 nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong 10 năm tới. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽđạt cao nhất khoảng 4,6 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2001- 2005 và 5,4 triệu tấn/năm giai đoạn 2006 - 2010. Khách hàng tiêu thụ gạo quan trọng của Việt Nam vẫn là Châu Phi với lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt 1,9 - 2,7 triệu tấn, Châu Á: 1,3 - 1,5 triệu tấn, khu vực Mỹ La Tinh và Caribê: 0,5 - 0,9 triệu tấn. Tuy nhiên đểđạt được mục tiêu này Việt Nam cần đầu tư thoảđáng cho nông nghiệp.

Bảng 8: Thị trường nhập khẩu gạo thế giới giai đoạn 2000-2010. (Đơn vị: triệu tấn) Thị trường 2000 2005 2010 Thế Giới 23,8 28,5 32,7 Châu Á 11,5 11 10,5 Châu Phi 10,3 13 15,5 Mỹ Latinh và Caribê 1,2 3,5 5,3 Các khu vực khác 0,8 1 1,4

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam” pot (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w