Không gian học tập hiệu quả

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ (Trang 33 - 43)

2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.5. Không gian học tập hiệu quả

Trường học là một loại hình công trình phổ biến, nhu cầu xây dựng và phát triển đối với hạng mục này đang ngày càng tăng. Ở nước ta, mặc dù đã được rà soát, xem xét, điều chỉnh và thay đổi qua thời gian, nhưng thực sự các tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện nay chưa bắt kịp với những xu hướng thay đổi qua nhiều đợt cải cách về nội dung, niên chế, chương trình cũng như mô hình giáo dục trong nước, chưa kể đến các mô hình giáo dục quốc tế.

Ví dụ như, sự thay đổi chương trình học 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông đã xuất hiện nhu cầu bán trú và các diện tích chức năng tương ứng. Hoặc sự thay đổi về nội dung chương trình học, thêm phòng học bộ môn, khái niệm mới về lớp học thông minh, lớp học linh hoạt, cũng dẫn tới sự thay đổi về kích thước phòng học. Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới mục tiêu giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát

triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ, gắn với mục tiêu giáo dục toàn diện. Với chương trình mới, giáo dục không chỉ để truyền thụ kiến thức mà còn nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống thông qua vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.

Hoạt động giáo dục bắt buộc và xuyên suốt các cấp học là trải nghiệm sáng tạo, học sinh dành thời gian ở trường nhiều hơn và các hoạt động của học sinh diễn ra tại các không gian đa dạng, không chỉ trong lớp học. Chính vì thế, việc thiết kế trường học cần sự thay đổi, cần cái nhìn đồng bộ, có cách tiếp cận mới, chứ không chỉ đơn thuần là xem xét, thay đổi những tiêu chuẩn đã lỗi thời. Đây thực sự là một bước đi quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Các quy định về thiết kế trường học hiện nay

Tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành bao gồm 7 nội dung cơ bản: Phạm vi áp dụng; tài liệu viện dẫn; quy định chung; yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng; nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc; yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật và yêu cầu về công tác hoàn thiện. Các tiêu chuẩn thiết kế đã bao quát được hầu hết các hạng mục, công trình đặc thù cũng như sự khác biệt về dây chuyền công năng của từng loại hình trường học, tuy nhiên các tiêu chuẩn này vẫn tập trung vào việc quy định chỉ tiêu đất tính trên đầu học sinh cũng như tầng cao khống chế đối với các hạng mục trong khuôn viên trường, chủ yếu dựa trên định tính, thiếu những nghiên cứu khoa học.

Ngoài hệ thống Tiêu chuẩn thiết kế, còn có những quy định về chuẩn cơ sở vật chất trường học như: Quy định về trường chuẩn Quốc gia, Điều lệ trường học các cấp, Quy định về vệ sinh học đường. Những điểm khác biệt giữa các quy định nói trên thường gây khó khăn cho việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, quy định của Bộ Xây dựng về việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng quốc tế vào hoạt động xây dựng ở Việt Nam mới chỉ khả thi đối với các trường thuộc khối tư thục. Các tiêu chuẩn hiện hành còn chưa đề cập đến những tiêu chuẩn mang tính nâng cao như Trường học xanh, Trường học mở, hay những tiêu chuẩn mang tính cộng đồng – xã hội như yêu cầu đảm bảo giáo dục hòa nhập cho các học sinh bị khuyết tật.

Ngành giáo dục trong nước và quốc tế đã có nhiều cuộc cải cách về nội dung, niên chế, chương trình cũng như mô hình giáo dục, trong khi đó hệ thống tiêu chuẩn thiết kế trường học vẫn chưa bắt kịp với những xu hướng thay đổi đó. Do các tiêu chuẩn thiết kế mang tính sửa đổi và công tác rà soát để điều chỉnh lại không được tiến hành thường xuyên nên các tiêu chuẩn thiết kế của các trường học chưa cập nhật để đáp ứng nhiều nội dung chức năng mới của nhà trường.

Các nước phát triển quan niệm, thiết kế trường học sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng giáo dục. Chính vì thế mục tiêu chất lượng học tập như thế nào sẽ đưa ra yêu cầu thiết kế không gian học tập để đáp ứng mục tiêu đó. Và thực tế cho thấy, một thiết kế trường học tốt/ hiệu quả, sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có nhiều các hoạt động giáo dục đa dạng trong khuôn viên trường. Điều này trực tiếp tác động đến kết quả học của học sinh về kiến thức và kỹ năng, do đó tác động tích cực lên thành quả giáo dục chung.

Các nước ngày càng phổ biến với quan niệm tương lai của các cơ sở giáo dục là nhằm tạo ra các không gian để bất cứ đâu học sinh cũng học được. Quan niệm “giáo dục” chỉ diễn ra trong lớp học là quan niệm lạc hậu. Những nghiên cứu cho thấy rằng “giáo dục” có thể diễn ra bất cứ đâu đang là hướng đi đúng đắn của giáo dục trong tương lai, và các cơ sở giáo dục cần được thiết kế theo hướng đó. Trên thực tế tại Việt Nam đã có những trường được thiết kế và xây dựng theo xu hướng này (trường tư và trường quốc tế).

Nghệ thuật và sự thành công trong thiết kế trường học không chỉ nằm ở chỗ phòng học chức năng được tạo nên như thế nào mà còn ở chỗ thiết kế trường học có thể tạo ra một loạt các lựa chọn công cụ giáo dục cho giáo viên và học sinh trong môi trường và không gian trường học. Có nghĩa là việc học có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong khuôn viên trường học. Ở mỗi không gian trong trường học, học sinh đều có thể học được các môn học hay chủ để khác nhau, hay tăng cường các kỹ năng khác. Chính vì thế, thiết kế không gian học có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục, vì những lý do sau:

Lớp học được thiết kế như thế nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

Những yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất như: Thiếu sáng, tiếng ồn, chất lượng không khí kém, thiếu hệ thống điều hòa không khí – có thể làm giảm kết quả học tập.

Những biểu tượng trong lớp học như: Các vật dụng, các trang trí cũng ảnh hưởng đến kết quả học của học sinh

Đã có nhiều nghiên cứu và bằng chứng chứng minh thiết kế lớp học có thể tối đa hóa thành quả giáo dục học sinh.

Ngày nay, ở nhiều nước không còn gọi là “thiết kế trường học”, thay vào đó, họ gọi là: Thiết kế không gian học tập; Thiết kế môi trường học tập; Thiết kế không gian học tập để việc dạy và học hiệu quả; Kiến trúc không gian dạy và học

Các nguyên tắc thiết kế ở các nước đều có các mục tiêu chung, tương tự nhau: Không gian học tập phải có khả năng thúc đẩy và tạo động lực học người học, tạo các không gian để học sinh có các hoạt động khác nhau nhằm thúc đẩy việc học qua các hoạt động, có không gian để học sinh hợp tác và có thể tiến hành các hoạt động chính thức, tạo một môi trường cá nhân hóa (học sinh có không gian riêng) và một môi trường học tập không phân biệt. Và cuối cùng là không gian học tập cần thiết kế linh hoạt để sau này có thể thay đổi khi nhu cầu thay đổi.

Với quan niệm, một cơ sở giáo dục đầu tư tốn kém, cho nên đây phải là một cơ sở hay nguồn lực lâu dài, chính vì thế, mỗi cơ sở giáo dục khi thiết kế cần đáp ứng các nguyên tắc chính sau:

Linh hoạt: Có thể đáp ứng được phương pháp giáo dục hiện tại và sự phát triển về sau.

Hướng tới tương lai: Cho phép nâng cấp/ cấu trúc lại không gian trong tương lai. Táo bạo: Nhìn xa và rộng hơn các công nghệ/ giáo trình giảng dạy đã và đang sử dụng để thiết kế không gian học tập có thể sử dụng lâu dài.

Sáng tạo: Không gian khuyến khích và tạo động lực cho người học và người dạy. Hỗ trợ: Giúp phát triển tiềm năng của tất cả người học.

Đa năng: Các không gian trong trường học đều có thể trợ giúp các mục đích khác nhau.

Các thiết kế ngày nay đều hướng đến tối ưu hóa không gian học tập và môi trường học tập ở các trường học bằng cách tận dụng tất cả các không gian trong trường. Không gian ngoài lớp học ngày càng có vài trò quan trọng. Theo đánh giá và nghiên cứu của Wilson Architects với rất nhiều trường học và trường học ở Úc, không gian ngoài lớp học đã thay đổi cách học của học sinh và cách dạy của giáo viên làm cho họ hứng thú hơn và do đó hiệu quả hơn rất nhiều. Không gian ngoài lớp học cũng làm tăng cường thêm mối quan hệ và hợp tác tích cực và thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Nói tóm lại, học sinh tìm thấy một môi trường học ấm cúng, thân thiện và thoải mái như ở nhà từ chính các không gian ngoài lớp học.

Giải pháp xây dựng không gian học tập hiệu quả

Xây dựng không gian chung, lựa chọn các góc trang trí hợp lý

Việc trang trí lớp học không phải chỉ để làm cho học sinh đẹp mắt, ưa nhìn mà các góc trang trí chứa đựng nội dung học tập. Mỗi góc đều có ý nghĩa riêng. Mỗi phần trang trí đều được lồng ghép giáo dục và giúp học sinh hiểu được ý nghĩa qua các bài học. Không gian lớp học tạo cho các em sự thoải mái, hứng thú hơn trong học tập. Do đó, cần xác định rõ mục đích của việc trang trí và có hướng thiết kế, trang trí phù hợp

a) Góc học tập

Góc học tập là nơi trưng bày thiết bị, đồ dùng dạy học, các sản phẩm học tập của học sinh. Trong đó chỉ là những bó que tính, những mô hình, vật thật,… nhưng giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức trừu tượng trong học tập. Khi nhìn những đồ dùng học tập đó, học sinh tái hiện lại quá trình sử dụng đồ dùng học tập, thấy chúng trỏe nên thân thiện, thú vị hơn. Đây chính là những đồ vật giúp các em học tập tốt.

Học sinh sẽ hứng thú hơn khi các sản phẩm như một bài viết chữ đẹp, một bài văn hay, cách giải một bài toán khó, một sản phẩm kỹ thuật do chính tay các em làm ra được các bạn và thầy cô trưng bày trang trọng trong góc học tập của lớp. Những hoạt động này nhằm ghi nhận, biểu dương, khích lệ các em cố gắng vươn lên trong học tập.

Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn Tiếng Việt một các nhẹ nhàng, mau nhớ và nhớ lâu. Đồng thời giúp học sinh biết tự giác chuẩn bị bài ở nhà, xây dựng thói quen tự học.

Cách tiến hành: Giáo viên gắn thẻ từ mới, nghĩa từ,… các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung bài học theo tuần, tháng, chủ điểm.

- Giáo viên chọn những lời nói hay, cử chỉ đẹp.

- Sử dụng thẻ từ nhiều màu sắc cùng hình vẽ minh họa để lôi cuốn học sinh. - Thiết kế thuận tiện, gọn gàng, phù hợp với nội dung kiến thức.

- Bảng treo vừa tầm mắt để học sinh dễ nhìn.

Góc “Học Toán

Mục đích: Nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức toán một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong quá trình học toán.

Cách tiến hành:

- Thể hiện các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung bài học theo tuần, tháng, chủ đề.

- Sử dụng hình vẽ, màu sắc để lôi cuốn học sinh.

- Thiết kế thuận lợi cho việc thay đổi cho phù hợp với nội dung kiến thức. - Treo vừa tầm mắt để học sinh dễ nhìn.

- Thay đổi các bài đoán, đố vui hàng tuần. b) Góc thiên nhiên

Chúng ta hiểu rằng hoạt động thần kinh căng thẳng sẽ dịu đi khi mắt ta bắt gặp màu xanh của cây lá, sắc hoa thiên nhiên. Trong các gia đình cũng vì lợi ích đó mà người ta trang trí cây xanh, cây cảnh. Do vậy cũng giống như mỗi căn nhà, việc xanh hóa lớp học là điều hết sức cần thiết hiện nay. Trong lớ học có một góc trưng bày các cây xanh mà do chính các em sưu tầm, chăm sóc sẽ cuốn hút các em hòa mình cùng thiên nhiên, giáo dục các em ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường sống. Giáo viên có thế tổ chức hoạt động giới thiệu cách chăm sóc cây xanh của mình từ đó hình thành năng lực diễn đạt, giao lưu, kết bạn, năng lực quan sát, phục vụ cho các bài học về loài thực vật.

Góc thiên nhiên không phải là những cây có giá trị, mà nó đơn giản chỉ là những cây bình thường như cây rau, cây bèo, … Ngoài ra các em có thể sử dụng chia, lọ, hộp nhựa bỏ đi để bông tẩm trong đó và giao vào những hạt đậu, hạt lúa và quan sát sự nảy mầm và sự lớn lên từng ngày của chúng. Tất cả hình thành ở các em năng lực quan sát, năng lực hợp tác, giúp các em hiểu nội dung bài học về Khoa học một cách sâu sắc, thấu đáo hơn nhiều so với việc chúng ta chỉ đơn điệu dạy các em bằng lời nói và tranh ảnh như trong sách giáo khoa. Cũng thông qua đó, hình thành năng lực hợp tác, tự giác phân công nhau chăm sóc cây, quan sát xem cây cần gì, có bị chết không. Những kĩ năng này rất cần thiết cho sự phát triển tâm lý và đạo đức, lối sống của trẻ.

c) Góc Thư viện lớp học

Trong nhà trường ngoài thư viện dùng chung, theo yêu cầu đổi mới không gian lớp học còn có góc Thư viện lớp học. Góc Thư viện lớp học nhằm đề cao văn hóa đọc, hình thành khả năng tự học cho học sinh, giúp các em phát triển hài hòa, toàn diện.

Góc thư viện trong lớp học là nơi học sinh mang đến những quyển sách hay, bổ ích được các em yêu thích để trưng bày, trao đổi và giao lưu với bạn bè, để được đọc nhiều hơn. Các quyển truyện đó không nhất thiết phải là truyện mới, có thể là sách truyện đã cũ nhưng nó phải phù hợp và được các em trân trọng. Qua đó, các em làm phong phú thêm góc góc thư viện lớp bằng những quyển truyện ngắn gắn liền với các sở thích của các em. Nếu tính mỗi học sinh đem đến góc thư viện 2 quyển sách trong năm thì ước chừng trong năm học mỗi em sẽ được đọc 50 đến 70 đầu sách trong năm. Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn tri thức, học sinh còn tham gia các hoạt động giới thiệu quyển sách của em do giáo viên phụ trách lớp hướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn. Đây là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết cho các em sau này.

d) Góc cộng đồng

Góc cộng đồng với những chiếc rổ, rá, thúng, … do tay mẹ, tay bà tư làm; những nông sản của nhà nông như ngô, khoai, sắn,… những dụng cụ lao động như cày, cuốc,… do bố mẹ làm mang đến tặng lớp học. Những vật dụng này đã giáo dục các em có ý thức, trách nhiệm về lao động, sản xuất, giáo dục các em niềm tự hào, ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc mình.

Trang trí khoa học, sáng tạo đảm bảo tính giáo dục

Khi lựa chọn trang trí các góc phải đảm bảo tính giáo dục và khoa học. Tùy theo nội dung của từng góc, từng phân môn, từng thời điểm, từng chủ điểm, tháng, … mà giáo viên hướng dẫn học sinh trang trí cho phù hợp.

Việc trang trí lớp vô cùng cần thiết. Song, không nên trang trí màu mè, rườm rà lại dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa các mục tiêu học tập và rèn luyện kỹ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)